Điểm mặt ‘giang hồ phế liệu’ ở Bình Dương

18/07/2015 06:06 GMT+7

Tại kỳ họp HĐND tỉnh hôm qua 17.7, giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm, trong đó đặc biệt là tình trạng thu mua phế liệu theo kiểu “xã hội đen” diễn ra trên địa bàn, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhìn nhận trong những năm gần đây, việc thu mua bán phế liệu, dăm bào, mùn cưa... thu lợi nhuận khá cao nên nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lĩnh vực này.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh hôm qua 17.7, giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm, trong đó đặc biệt là tình trạng thu mua phế liệu theo kiểu “xã hội đen” diễn ra trên địa bàn, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhìn nhận trong những năm gần đây, việc thu mua bán phế liệu, dăm bào, mùn cưa... thu lợi nhuận khá cao nên nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lĩnh vực này.

Hoạt động thu mua phế liệu khá phổ biến ở Bình Dương

Hoạt động thu mua phế liệu khá phổ biến ở Bình Dương - Ảnh: Đỗ Trường

“Vì lợi nhuận cao nên nhiều cơ sở cạnh tranh nhau khá gay gắt. Hình thức chủ yếu là móc nối, mua chuộc cán bộ công nhân viên của các công ty để ký hợp đồng; sử dụng xã hội đen để tranh giành mối lẫn nhau, thậm chí có trường hợp đe dọa cả chủ doanh nghiệp”, ông Nam nói. Ông Nam cũng thừa nhận thực tế trên địa bàn thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc xung đột, tranh giành mối thu mua phế liệu, nhất là những vụ xảy ra trên địa bàn TX.Thuận An, Dĩ An.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, các cơ sở chuyên thu mua phế liệu ở TX.Thuận An sẵn sàng chi từ 300 - 500 triệu đồng “bôi trơn” để được ký hợp đồng thu mua phế liệu ở một công ty gỗ hoạt động có khoảng 5.000 công nhân trở lên.

Ngoài ra, phần chi “hoa hồng” theo doanh thu hằng tháng cũng được các đầu nậu chi trả rất cao từ 20 - 30% lợi nhuận. Tuy nhiên, các cơ sở thu mua phế liệu phải móc nối với người trong công ty để “đấu thầu” với giá thấp và trong quá trình cân đong đo đếm phải có gian lận mới đem lại lợi nhuận cao.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.