'Đinh tặc' đe dọa 'giết' người đi đường: Chẳng lẽ bó tay?

11/06/2015 13:47 GMT+7

(TNO) Sau khi bắt quả tang Nghiêm Văn Long (41 tuổi) đang rải đinh trên quốc lộ 1 đoạn qua quận 12, TP.HCM, để xe máy cán phải đưa vào tiệm sửa xe của Long thay ruột với giá “cắt cổ”, các luật sư nhận định hành vi trên là nguy hiểm, nhưng chế tài hiện chỉ dừng ở mức xử phạt hình chính, để xử lý hình sự thì không phải chuyện dễ.

(TNO) Sau khi bắt quả tang Nghiêm Văn Long (41 tuổi) đang rải đinh trên quốc lộ 1 đoạn qua quận 12, TP.HCM, để xe máy cán phải đưa vào tiệm sửa xe của Long thay ruột với giá “cắt cổ”, các luật sư nhận định hành vi trên là rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người đi đường nhưng chế tài hiện chỉ dừng ở mức xử phạt hình chính, để xử lý hình sự thì không phải chuyện dễ.

Long ký vào biên bản vi phạm - Ảnh: Hoài Nam
Phạt tiền cao nhất 7 triệu đồng
Ngày 11.1.2011, TAND thị xã Thủ Dầu Một đã tuyên phạt bốn “đinh tặc Lê Xuân Trọng 2 năm 6 tháng tù, Lê Xuân Chính 2 năm tù, Lê Văn Khôi và Phạm Tuấn Anh mội người 1 năm 6 tháng tù cùng về tội “huỷ hoại tài sản”.
Ngày 17.1.2011, TAND này cũng đã kết án “đinh tặc” Nguyễn Văn Công 2 năm tù về tội danh “huỷ hoại tài sản”.
Theo luật sư Vũ Quang Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, để xử lý hình sự hành vi rải đinh làm thủng lốp xe của người đi đường, các cơ quan tố tụng chỉ có thể xử lý về tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 bộ luật Hình sự.
“Khoản 1 điều luật quy định người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này...", luật sư Đức cho biết.
"Có nghĩa, nếu số tiền gây thiệt hại cho người khác mà không đến 2 triệu đồng thì đối tượng rải đinh vẫn bị xử lý hình sự như thường. Song, đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên muốn xử lý hình sự thì phải chứng minh được hậu quả xảy ra, phải có nạn nhân thương tích, chết từ việc rải đinh, điều này rất khó hoặc phải từng bị xử phạt hành chính, từng bị kết án…”, luật sư Đức giải thích.
Tang vật được Công an phường thu giữ - Ảnh: Hoài Nam
Luật sư Trần Văn Hiếu, văn phòng luật sư Người Nghèo tại TP.HCM, cho biết bộ luật Hình sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về hành vi rải đinh sẽ xử lý vào tội danh nào, nếu chứng minh được hậu quả xảy ra hoặc từng xử phạt hình chính, kết án nhưng chưa được xóa án tích thì vẫn chỉ xử ở tội danh tương đương, có thể là tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Cũng theo luật sư Hiếu, về hành vi này, dễ nhất là xử phạt hành chính với số tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng, đồng thời buộc thu dọn đinh, vật nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo điểm a khoản 5, khoản 6 Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
Hình sự hoá trong bộ luật Hình sự sửa đổi
Tiệm sửa xe của Long trên quốc lộ 1 - Ảnh: Hoài Nam
Để thẳng tay trừng trị và dứt điểm nạn “đinh tặc”, dự thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi 2015) đang trình Quốc hội cho ý kiến hình sự hóa hành vi rải đinh thành một tội danh mới – tội “cố ý đặt, rải vật sắc, nhọn trên đường bộ”, trong đó quy định người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm thì bị phạt tiền hoặc mức án cao nhất là 12 năm tù, tùy khung hình phạt.
Các chuyên gia pháp lý nhận định rằng, tình trạng “đinh tặc” thì nhiều nhưng để xử lý hình sự được thì khá khó khăn vì không chứng minh được hậu quả thực tế xảy ra, người bị hại thường là người đi đường, không biết là ai nếu họ không tự nguyện đến cơ quan công an khai báo, do đó việc có quy định hành vi trên bằng một tội danh cụ thể là cần thiết, phù hợp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.