"Tôi ăn bún chả và nhiều bạn đã selfie cùng với tôi, rất thú vị!"
Bước ra sân khấu, Tổng thống Obama vẫy tay chào khán giả và gửi lời chào bằng tiếng Việt tới tất cả mọi người. “Xin chào, xin chào”, Tổng thống nói.
Ông Obama bày tỏ sự cảm kích trước những tình cảm và sự đón tiếp nồng hậu của Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ông Obama cũng vui vẻ kể lại sự kiện tối qua ông đi ăn bún chả ở phố Lê Văn Hưu (Hà Nội) và đã gọi hai chai bia Hà Nội để thưởng thức. Khi nói từ bún chả, uống bia Hà Nội, ông Obama đã nói bằng tiếng Việt.
“Tôi cảm ơn các bạn đã ngồi đây, tôi cảm ơn thịnh tình mà các bạn đã dành cho tôi trong suốt những ngày qua ở Hà Nội. Tôi được ăn bún chả, được uống bia Hà Nội”, trong sự chào đón của người dân Việt Nam, ông Obama cũng phát âm rất chuẩn từ “bún chả” “bia Hà Nội” bằng tiếng Việt.
Mở đầu bài phát biểu của mình, Tổng thống đọc thuộc những câu thơ trong bài Sông núi nước Nam của Thái úy Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”, khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền dân tộc của Việt Nam.
Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Obama thu hút mọi ánh nhìn Ảnh: Trường Sơn
|
“Hai nước Việt Nam, Mỹ từng trải qua cuộc huynh đệ tương tàn, chiến tranh dù có viện dẫn vì lý do gì đi chăng nữa thì cũng mang lại đau khổ, bi kịch cho bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người”, Tổng thống Obama nói.
|
|
|
Từ nay ta biết quê người, từ nay ta biết thương người”, tôi tin tưởng, mối quan hệ của chúng ta sẽ phát triển vững chắc hơn”. Mối quan hệ của hai nước đi một vòng tròn, chúng ta từng là đối thủ trong chiến tranh, bây giờ thành bạn bè, đối tác. Trong khi nhiều cuộc xung đột không thể giải quyết thì trái tim có thể thay đổi, nếu chúng ta từ chối làm tù nhân của quá khứ
|
|
|
Tổng thống Mỹ Obama
|
|
|
“Những nghĩa trang liệt sĩ suốt dọc chiều dài đất nước của Việt Nam, nơi tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Chúng ta ngồi đây, tưởng nhớ, cảm ơn công ơn của họ đã hy sinh, cho cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay”, Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục bài phát biểu.
“Ngày hôm nay tôi đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Chúng tôi thấy sự tài giỏi của thế hệ thanh niên Việt Nam. Các bạn đã tự khởi nghiệp thành công. Facebook, Instagram đã kết nối bạn bè khắp thế giới. Hôm qua tôi đi ăn bún chả và nhiều bạn đã selfie cùng với tôi, rất thú vị”, Tổng thống nói.
“Thời gian qua, tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh ở Việt Nam giảm, số trẻ em gái - tôi muốn nhấn mạnh là các em gái - đã được đến trường, được phát triển bình đẳng cùng các em trai. Chúng ta, hai nước Việt Nam - Mỹ thời gian qua đã nỗ lực hàn gắn chiến tranh, chúng ta cùng nhau giúp xóa bỏ tàn tích chất độc màu da cam. Tôi xin cảm ơn sân bay Đà Nẵng, sân bay Khánh Hòa đã giúp chúng tôi thúc đẩy quá trình này”, Tổng thống Obama nói.
“Tuy nhiên, như một bài hát “Từ nay ta biết quê người, từ nay ta biết thương người”, tôi tin tưởng, mối quan hệ của chúng ta sẽ phát triển vững chắc hơn”. Mối quan hệ của hai nước đi một vòng tròn, chúng ta từng là đối thủ trong chiến tranh, bây giờ thành bạn bè, đối tác. Trong khi nhiều cuộc xung đột không thể giải quyết thì trái tim có thể thay đổi, nếu chúng ta từ chối làm tù nhân của quá khứ”, Tổng thống nói trong những tràng pháo tay ròn rã của hơn 4.000 khán giả.
“Chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác, hợp tác chứ không không phải xung đột. Chúng ta cùng tạo ra sự thịnh vượng chung. Việt Nam là đất nước có chủ quyền lãnh thổ, không một quốc gia nào có thể can thiệp vào an ninh, hòa bình Việt Nam”, Tổng thống Mỹ khẳng định.
“Thời gian qua, nhiều thanh niên Mỹ sang Việt Nam giảng dạy tiếng Anh, đó là tín hiệu rất vui, và chúng tôi cũng vui mừng khi Đại học Fulbright sắp đi vào hoạt động tại Việt Nam”, Tổng thống Obama nói.
Chia sẻ giá trị giáo dục
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama mong muốn chia sẻ "giá trị giáo dục" cho giới trẻ Việt Nam. Ông Obama giới thiệu "Đại học Fulbright Việt Nam" như một minh chứng.
Tổng thống Mỹ nhắc đến giáo sư Ngô Bảo Châu để lưu ý đến năng lực thật sự của trí thức Việt Nam, ông cũng nhắc đến Hai Bà Trưng như cách ủng hộ phụ nữ Việt Nam cần được tiếp cận rộng rãi hơn đến mọi mặt của cuộc sống: giáo dục, sự nghiệp, công việc...
Bình luận (0)