Xe

Trâu 'điên' húc người: Ai bồi thường? Ai chịu trách nhiệm?

13/03/2016 10:00 GMT+7

Luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng nếu trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu của trâu 'điên' thì người bị thiệt hại khó có thể được bồi thường.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng nếu trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu của trâu 'điên' thì người bị thiệt hại khó có thể được bồi thường.

Trâu “điên” bị bắn chết ở Bảo Lâm, LÂm Đồng ngày 8.3 - Ảnh: Trùng DươngTrâu “điên” bị bắn chết ở Bảo Lâm, LÂm Đồng ngày 8.3 - Ảnh: Trùng Dương
Những ngày qua, liên tục xảy ra vụ việc trâu "điên" húc người. Cụ thể, ngày 8.3, tại TT.LộcThắng, H.Bảo Lâm (Lâm Đồng), một con trâu “điên” sổng chuồng húc 3 người dân đi đường bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu, đồng thời làm hư hỏng nhiều tài sản.
Con trâu đực này có trọng lượng khoảng 200 kg vừa được một thương lái mua về từ Ninh Thuận
Hay cũng vụ khác vào tối 9.3, trên địa bàn X.Lộc Quảng, H.Bảo Lâm (Lâm Đồng), trâu "điên" húc ông Phạm Ngọc Thành (60 tuổi, ngụ tại thôn 6, X.Lộc Quảng) khiến ông Thành phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, đã có nhiều vụ trâu, bò sổng chuồng húc người xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Một trâu "điên" được khống chế ngay trên cầu Long Biên, Hà Nội - Ảnh: Hà An
Trâu “điên” do... người?
Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho biết, bản chất súc vật là động vật hoang dã, được con người thuần hóa, kiểm soát và tuân thủ theo sự quản lý của con người.
Tuy nhiên, có thể xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do lỗi quản lý của con người, mà súc vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản cho chính con người.
Cụ thể, theo Điều 625 BLDS năm 2005 thì: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
"Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại", LS Chánh nói
"Tuy nhiên, để xác định lỗi của chủ sở hữu hay người thứ ba trong các trường hợp này không hề đơn giản. Do vậy, thông thường là suy đoán lỗi đối với chủ sở hữu khi súc vật gây thiệt hại vì họ phải có trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu súc vật", LS Chánh nói thêm.
LS Chánh phân tích, trong trường hợp trâu “điên” sổng chuồng húc người cần xác định xem con trâu này có mắc bệnh khiến bản tính trở nên hung dữ?
Nếu như vậy thì chủ sở hữu có biết không? Đã có biện pháp ngăn chặn, khống chế, cầm giữ con trâu hay chưa? Việc để sổng chuồng có phải là do lỗi của chủ sở hữu hay không?
Từ đó mới xác định đây có phải là sự kiện bất khả kháng để loại trừ hay không loại trừ trách nhiệm dân sự trong trường hợp này. Nếu không phải là sự kiện bất khả kháng thì chủ sở hữu phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
LS Chánh cũng cho rằng, nếu trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người bị thiệt hại khó có thể được bồi thường.
Một con trâu nổi điên húc 6 người trên phố, xảy ra hồi tháng 3.2014  Ảnh: Trần Hiếu
Trách nhiệm cũng có thể thuộc về kiểm lâm
Ông Nguyễn Việt Khoa (giảng viên khoa Luật của Đại học Kinh tế TP.HCM) nêu quan điểm, trong vụ việc này cần phải xác định trâu điên bị xổng chuồng nghĩa là trâu đang có người quản lý dù là hoang dã được nuôi hay thuần hoá. Vì vậy, cần phải xác định nguyên nhân trâu ra ngoài, nếu con trâu ra ngoài do lỗi vô ý hoặc cố ý của chủ gia súc đều phải bồi thường.
Nhưng nếu gia súc bị người khác chiếm hữu trái phép hoặc người khác cố tình mở cửa cho gia súc ra ngoài thì chủ sở hữu không phải bồi thường, kể cả gia súc bị thả rông thì khi con trâu gây thiệt hại, thương tích cho người khác thì chủ phải đền bù.
Nếu trâu điên mà chưa có ai thuần dưỡng thì trách nhiệm của kiểm lâm phải bảo vệ động vật hoang dã không để chúng ra ngoài khu dân cư gây ảnh hưởng tính mạng sức khoẻ, tài sản người dân.
Một vụ bò "điên" sổng chuồng húc nhiều người đi đường, xảy ra ở Nghệ An - Ảnh: Phạm Đức
Theo LS Nguyễn Văn Nam (thuộc Đoàn LS TP.HCM), việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác.
Hiện nay ở Việt Nam, hình thức chăn nuôi trong phạm vi gia đình, thả rông… còn phổ biến. Do vậy, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu súc vật nhiều khi có sự lơi lỏng hoặc rất khó quản lý hoạt động của súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác.
LS Nam nêu, xuất phát từ việc xác định lỗi trong trường hợp này là rất khó và có thể không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, nên việc suy đoán lỗi đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật khi súc vật gây thiệt hại là cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.