Ngày 20.7, Cơ quan CSĐT Công an Q.Tân Phú (TP.HCM) cho biết vừa triệt phá đường dây tiêu thụ, làm giả giấy tờ xe máy và tạm giữ 7 nghi phạm. Đường dây này do Bùi Văn Trị (29 tuổi quê Bình Định) cầm đầu, công an thu giữ 27 xe máy các loại.
Theo điều tra từ công an, ngày 8.7, chị N.N.T.Q ( ngụ Q.Tân Phú) lên mạng tìm và mua 1 xe máy (có giấy tờ đầy đủ) với già 10 triệu đồng từ Bùi Văn Trị. Khi chị Q. mang xe cùng giấy tờ liên quan đến Công an Q.Tân Phú làm thủ tục sang tên thì phát hiện giấy tờ của chiếc xe này là giả.
Qua xác minh, công an biết được chiếc xe chị Q. mua từng bị trộm cắp, nên vào cuộc điều tra, bắt giữ Bùi Văn Trị.
tin liên quan
Khi trung úy CSGT 'nhúng chàm' trong đường dây làm giả giấy tờ xeNguyên là trung úy CSGT công an tỉnh Bến Tre, vì nổi lòng tham, Nguyễn Quốc Lâm đã 'nhúng chàm' trong một đường dây làm giấy tờ xe giả, nhận án 12 năm tù.
|
Qua đấu tranh, Công an Q.Tân Phú lần lượt bắt 6 đồng phạm của Trị. Công an xác định Trị mua xe máy trộm cắp ở nhiều nơi rồi phối hợp với các đồng phạm để tân trang, đục số khung, số máy, làm giả biển số và giấy tờ rồi đem đi bán.
Tại công an, các nghi phạm này thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Xe máy thu mua từ những băng nhóm trộm cắp (không rõ lai lịch) thực hiện trên địa bàn TP.HCM và vác tỉnh lân cận. Mỗi xe máy trộm cắp làm giấy tờ giả và bán tró lọt, băng nhóm này thu lợi từ vài triệu đến chục triệu đồng.
|
Đại úy Phạm Quốc Tuấn, Phó đội CSĐT tội phạm về TTXH - Công an Q.Tân Phú, cho biết mọi người khi mua xe máy đã qua sử dụng phải hết sức cẩn thận. Để tránh mua phải xe trộm cắp, người dân nên mua xe chính chủ (người đứng tên trong giấy đăng ký), kiểm tra kỹ số khung, số máy có phù hợp với giấy đăng ký hay không. Cẩn thận hơn, người mua và người bán xe máy nên cùng nhau đến Đội CSGT các quận gần nhất để kiểm tra, làm thủ tục sang tên. Sau khi hoàn tất cả giấy tờ thì mới đưa đủ tiền. Mọi người không vì ham rẻ mà mua phải xe trộm cắp, ngoài việc mất tiền mà còn phải liên quan đến pháp luật.
Bình luận (0)