• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Chớ xem nhẹ cúm

06/01/2016 09:39 GMT+7

Đừng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần uống vài viên thuốc cảm cúm là xong hay cứ để tự nhiên năm hôm bảy bữa là bệnh sẽ tự khỏi. Cúm, nếu không được chữa trị, cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bài: Hoàng Lan

 

flu1

 

Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến nhiều đại dịch cúm giết chết hàng triệu người, trong đó đại dịch cúm năm 1918 ở Tây Ban Nha là kinh hoàng nhất, nó cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trong vòng một năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có từ 5 - 10% người lớn và 15 - 42% trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh cúm, trong đó có khoảng 250.000 - 500.000 người tử vong do bệnh cúm gây ra. 

 

Cảm khác cúm

Tuy có cùng triệu chứng giống nhau, nhưng bệnh cảm và bệnh cúm được gây ra bởi những virus khác nhau. Theo các nghiên cứu khoa học, có hơn 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh, phổ biến nhất là Rhinovirus, coronavirus và virus parainfulenza, nhưng chỉ có 3 loại virus gây ra bệnh cúm, thường được gọi là virus cúm A, cúm B và cúm C.

Người bị bệnh cảm cũng sốt, nhưng không cao và không kéo dài; đau nhức cơ thể ít, nhẹ; thường xảy ra hắt hơi, sổ mũi nhiều; hay gặp đau họng; ho khan, ho ít hoặc ho rũ rượi; ít xảy ra đau đầu; mệt mỏi nhẹ và cảm giác khó chịu ở ngực ít khi xảy ra, nếu có thì bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu đôi chút. Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe, bệnh có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai. Bệnh có thể tự khỏi, một vài trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng viêm đường hô hấp.

 

ColdAndFlu

 

Ngược lại cúm thường xảy ra sốt cao (>38,5 độ C). Giai đoạn đầu của bệnh thường kéo dài 2 - 3 ngày với các triệu chứng: sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Khi bệnh tiến triển các triệu chứng đường hô hấp xuất hiện như: ho khan, sổ mũi, đau họng, sốt tăng nhanh và cao đến 40 - 41 độ C sốt có thể kéo dài 4 - 8 ngày. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, bị kiệt sức kéo dài từ 2 - 3 ngày và bệnh nhân cảm thấy khó chịu, nặng ngực, khó thở (nếu có). Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe, bệnh có thể gây viêm phế quản, viêm phổi hoặc suy hô hấp, một vài trường hợp gây viêm cơ tim đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus phối hợp với thuốc điều trị triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

 

Cúm rất dễ lây truyền

Bệnh cúm thường xảy ra phổ biến vào thời điểm giao mùa cuối năm, giữa thu và đông. Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người bệnh sang người lành qua hắt hơi, ho hoặc do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đang bị cúm, hoặc chạm vào những vật dụng bị lây nhiễm cúm và sau đó mầm bệnh sẽ xâm nhập vào hệ hô hấp của người lành gây nên bệnh. Do vậy, bệnh thường lan rộng ở những nơi tập trung đông người như trường học, công sở, bệnh viện, chung cư, văn phòng, bến xe. 

Khi có dấu hiệu bị cúm nặng cần phải đến cơ sở y tế khám, điều trị đúng cách nhằm tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu không được chữa trị, căn bệnh này cũng gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh và những cơn kịch phát cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm phổi mãn tính…

 

flu

 

Các phương pháp phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ dễ mắc bệnh.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người khi có dịch bệnh.

 

cold-flu-hand-washing-ftr

 

Cách chủ động phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm. Vắc-xin ngừa cúm có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Theo tổ chức Y tế thế giới, các nước vùng nhiệt đới, cúm xảy ra quanh năm cho nên có thể tiêm vắc-xin cúm bất kỳ lúc nào trong năm.

 

Chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin C, dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để phòng chống bệnh. Khi bị bệnh, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn gì. Tuyệt đối không nên ăn các món ăn nặng bụng như chiên, xào, nướng, bởi các món ăn này chứa nhiều chất gây ức chế hệ miễn dịch, khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Một chén cháo hay súp gà sẽ là lựa chọn tốt nhất. Các amino acid có trong thịt gà chức nhiều chất dinh dưỡng rất có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà bệnh gây ra, bên cạnh đó, còn giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

 

xong hoi

 

Tỏi là kháng sinh tự nhiên có tính chất kích thích miễn dịch, nhờ đó, sẽ làm giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi do cúm một cách nhanh chóng. Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp bị đau họng, ho, viêm thanh quản. Bạn có thể dùng tỏi như một gia vị chế biến thức ăn, dùng tỏi ngâm dấm, hay dùng sống. 

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Sử dụng gừng hàng ngày có thể bảo vệ bạn chống lại việc cảm cúm. Bạn có thể dùng rượu gừng để xoa bóp toàn thân, gan bàn chân hay lòng bàn tay. Dùng gừng làm gia vị nêm nếm các món ăn. Hay dùng gừng cắt lát pha với nước nóng dùng để uống.

 

j0427639

 

Trà xanh chứa nhiều hợp chất có tác dụng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp bạn bị cảm cúm, nên uống một tách trà nóng là tốt hơn cả. Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Không nên uống lúc bụng đói và không nên uống thuốc bằng nước trà bởi nó có thể gây phản tác dụng, giảm hiệu quả của thuốc.

Một nồi nước xông với hương thơm của đủ các loại lá cây: tía tô, kinh giới, hương nhu, chanh, bưởi, sả, bạc hà… sẽ “đánh bật” vi khuẩn gây bệnh cảm cúm ra khỏi cơ thể bạn. Tinh dầu của các loại thảo dược này có tác dụng diệt khuẩn đường hô hấp, do vậy, sau khi xông, bạn sẽ có cảm giác thông mũi mát họng. Bên cạnh đó, nhờ độc tố thoát ra ngoài theo đường mồ hôi, mà bạn cũng thấy cơ thể sảng khoái hơn.

Top
Top