Chọn được 10 phương án Nhà trưng bày Hoàng Sa

10/01/2014 16:40 GMT+7

(TNO) Ngày 10.1, UBND huyện Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) cho biết Hội đồng giám khảo đã chọn ra được 10 phương án kiến trúc tiêu biểu cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Trước đó, từ 15.11 đến 25.12, cuộc thi phương án kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa đã thu hút sự quan tâm của giới kiến trúc sư với 43 đồ án tham gia.

Trong số này có 19 đồ án của các tác giả TP.HCM, 16 đồ án của Đà Nẵng, 7 đồ án Hà Nội và 1 đồ án của Công ty Raito Sekkei Nhật Bản.

Theo Hội đồng giám khảo, các đồ án đều thể hiện được tính biểu tượng của một công trình có ý nghĩa lịch sử - chính trị như Nhà Trưng bày Hoàng Sa; dù vậy, một số đồ án do quá chú trọng tính biểu tượng nên chưa phát huy công năng và ngược lại.

Sau khi thống nhất ý kiến, hội đồng giám khảo đã chọn được 10 đồ án đoạt giải trong tổng số 43 đồ án tham gia dự thi, với cơ cấu giải gồm 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích (không có giải Nhất).

Chi tiết thứ hạng đoạt giải của 10 đồ án này sẽ được công bố chính thức và trưng bày tại Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” do Bộ Thông tin - Truyền thông cùng UBND huyện Hoàng Sa tổ chức tại Bảo tàng Đà Nẵng sáng ngày 19.1 để trưng cầu ý kiến người dân.

Từ các ý kiến tổng hợp, UBND huyện Hoàng Sa sẽ chọn phương án thi công chính thức công trình này.

Thanh Niên Online giới thiệu một số đồ án đoạt giải:

 
Đồ án Chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa lấy ý tưởng việc nhà Nguyễn thành lập Hải đội Hoàng Sa ra khai thác và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, qua đó khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.
 
Đồ án Cây phong ba đất Việt: Tinh thần quật cường, hiên ngang của quân dân Việt Nam nơi hải đảo được tái hiện qua hình khối kiến trúc mang tính biểu trưng của công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa với hình ảnh tán cây phong ba xòa bóng mát
 
Khối tổng thể của đồ án này có hình trống đồng và ngọn lửa tượng trưng cho bề dày lịch sử, văn hóa. Nhìn từ trên cao, công trình có hình ngôi sao giữa bông sen đang tỏa cánh.
 
Công trình lấy ý tưởng từ đôi mắt người lính hải quân như ngọn hải đăng ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương. Đó cũng là đôi mắt của nhân dân Việt Nam luôn hướng ra biển, hướng về về quần đảo Hoàng Sa thân yêu.

Nguyễn Tú

>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Tiếp tục ra mắt truyện tranh về Hoàng Sa - Trường Sa
>> Vì sao Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa?
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử
>> Nuôi chí giành lại Hoàng Sa
>> Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.