Chống tham nhũng bằng tranh biếm họa

28/02/2015 17:00 GMT+7

(TNO) Ngày 28.2, Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức hội thảo nâng cao vai trò của biếm họa trong công tác phòng chống tham nhũng.

(TNO) Ngày 28.2, Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức hội thảo nâng cao vai trò của biếm họa trong công tác phòng chống tham nhũng.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí - xuất bản, Ban Tuyên giáo T.Ư, tranh biếm họa là một hình thức thông tin báo chí, truyền thông tham gia tích cực phản ánh hiện thực đời sống xã hội về tham nhũng, là ngôn ngữ đặc biệt. Tính chiến đấu của tranh biếm họa nằm ở chính sự sâu sắc, chua cay trong ngôn ngữ châm biếm: giản dị, dể hiểu, có sức lay động mạnh mẽ, gần gũi với đời thường.
Chia sẻ, bà Nguyễn Thị Diệp Thanh (Sói), nhà báo - họa sĩ Báo Lao động Nghệ An, giải 3 cuộc thi vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí, cho biết biếm họa là chỉ trích cái xấu, nên thường phải chịu sự thù ghét, gây khó dễ từ những đối tượng bị chỉ trích. Nếu ban biên tập lẫn họa sĩ không tỉnh táo, bản lĩnh thì tranh biếm họa rất dễ bị đánh đồng với phản động, uy tín tờ báo bị ảnh hưởng. Đồng thời, tránh động chạm đến các vấn đề, nhân vật nhạy cảm là một trong những lý do khiến họa sĩ nhụt chí, tranh biếm họa thiếu tính chiến đấu và bức tranh trở nên chung chung, mờ nhạt
Mặt tích cực của tranh biếm họa thì không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên, nhuận bút, đất sống cũng là vấn đề mà các họa sĩ trăn trở thêm và mong có một hướng đi trong tương lai sao cho phù hợp.
Họa sĩ Trần Thanh Trung (Cua con) nói: “Đáng ngại là nhuận bút, đôi khi tiền chúng tôi nhận được chỉ bằng một ly cà phê nên thấy tủi và thấy chưa xứng đáng”.
Họa sĩ Nguyễn Văn Dũng (Cận) ý kiến, muốn nâng cao vai trò của biếm họa trong công tác phòng chống tham nhũng thì đầu tiên phải cho chúng tôi đất sống trong báo chí, chứ không phải có một xíu đất ở một góc nào đó, lâu lâu mới được đăng hay vài năm mới có một cuộc thi. Phải có đất đăng, người sử dụng, đồng tiền nhiều mới hứng thú được. Nhuận bút 50.000 đồng và 500.000 đồng thì hứng thú sẽ khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.