Tuấn và Linh (ở Long Khánh, Đồng Nai) quen nhau từ cấp 3. Tuấn lên TPHCM học sửa điện lạnh. Ở nhà, Linh làm cô giáo mầm non. Vì nghề của Tuấn ở quê không thể phát triển, sau tuần trăng mật mặn nồng, Linh đành bấm bụng tiễn chồng lên TPHCM làm việc.
|
Suýt mất chồng
Lúc đầu, Tuấn và Linh thường điện thoại cả buổi, nói đủ chuyện để được nghe giọng của nhau cho vơi nỗi nhớ. Cuối tuần, nếu Tuấn không về nhà, Linh lại lên thăm chồng. Ở quê, hàng xóm thường “tám” chuyện đàn ông đi làm ăn xa dễ có “bồ nhí” khiến Linh không khỏi chột dạ. Vì xa cách, Linh không thể “quản” chồng. Không ít lần Linh gọi điện thoại “kiểm tra”, dù tối khuya hay mờ sáng đều thấy chồng nhấc máy nên cũng tạm yên lòng. Ngày nào cũng điện thoại nói chuyện tào lao, riết rồi Tuấn thấy chán và cũng chẳng biết nói gì nên điện thoại cho vợ cứ thưa dần…
Chung thủy, quan tâm đúng mực
Khi vợ chồng phải sống xa cách, cả hai đều phải bản lĩnh, vững lòng. Một mặt phải quan tâm đúng mực, không quá thờ ơ, mặc cho nửa kia tự lo liệu cuộc sống riêng. Một mặt phải thủy chung, nếu nửa kia vì một mình quạnh quẽ mà cặp bồ lăng nhăng… thì bản thân có chấp nhận không. Câu trả lời hẳn là không, vậy thì chính mình cũng cần giữ trọn đạo vợ chồng, không làm gì sai quấy để phải hổ thẹn và ân hận. Thanh Mai (Công ty Tư vấn tâm lý A.V.S) |
Sau đó, Linh quyết “kéo” chồng về nhà. Chị tâm sự: “Đúng là nhất cự ly, nhì tốc độ. Đã là vợ chồng thì đói no cũng phải ở bên nhau, không thể mỗi người một nơi”. Cũng may, Tuấn chỉ mới “cảm nhẹ” cô bé kia nên Linh dễ dàng “kéo” chồng trở về quê. Dù cuộc sống khó khăn hơn nhưng Linh không phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mất chồng.
Tan đàn xẻ nghé
Chị Giang (ở Ba Tri, Bến Tre) lập gia đình hơn 10 năm, có 2 con nhỏ. Cách nay 4 năm, anh Công, chồng chị Giang, nói làm mướn bấp bênh nên bàn với vợ để anh lên TP làm bốc xếp tại một bến hàng ở quận 8. Anh Công bảo: “Một ngày công 150.000 đồng, trừ tiền ăn uống, mỗi tháng anh cũng dư được khoảng 2 triệu đồng gửi về cho mẹ con em”. Nghe chồng nói hợp lý, chị Giang đành gật đầu. Nhà nghèo, lại chưa từng sống xa nhau nên họ chưa có nhu cầu và chưa biết sử dụng điện thoại di động. Do vậy, họ gần như chẳng liên lạc nhau và chỉ gặp nhau vào những dịp lễ, Tết khi anh Công về quê.
Công việc nặng nhọc, nhiều hôm mệt mỏi, anh Công ước có cơm canh nóng hay có người đấm lưng cho bớt mỏi. Ở chung dãy trọ, có chị Thùy cũng xa nhà và “phòng không” như anh Công. Hai nửa cô đơn gặp nhau, cảm thông và khá hợp ý. Những ngày nghỉ, chị Thùy tranh thủ đi chợ nấu cơm, tiện thể nấu giúp anh Công luôn; rồi khi thì ly chè, lúc tô cháo gà… chị mang sang chia sẻ cho anh. Có lẽ “tình yêu bắt đầu từ bao tử” nên anh Công ngày càng “mến” chị Thùy và thường tâm sự với chị. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, họ dần chuyển sang tình yêu…
Hơn một năm sau, anh Công dọn sang sống chung phòng với chị Thùy, vừa tiết kiệm vừa tiện chăm sóc, gần gũi nhau. Cũng từ đó, anh Công quên nghĩa vụ làm chồng, làm cha. Cả năm trời, không thấy chồng gửi tiền hay về thăm nhà, chị Giang nghi ngờ nhưng… không có địa chỉ nơi chồng ở trọ, muốn bắt tại trận hoặc thưa công an cũng chịu thua. Chị đành ở nhà chờ đợi, hy vọng một ngày nào đó, chồng thương con mà quay về nhưng… anh Công đã “lậm” và mới đây, chị đành ký giấy thuận tình ly hôn.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)