Chủ mưu vụ thảm sát ở Bình Phước đòi thực hiện 'quyền im lặng'

17/12/2015 11:00 GMT+7

Khi Dương đề nghị được thực hiện quyền im lặng, đại tá Phúc trực tiếp giải thích cho Dương: 'Quyền im lặng mới chỉ được đưa ra bàn thảo chứ chưa được áp dụng trong luật'.

Khi Dương đề nghị được thực hiện quyền im lặng, đại tá Phúc trực tiếp giải thích cho Dương: 'Quyền im lặng mới chỉ được đưa ra bàn thảo chứ chưa được áp dụng trong luật'.

Trong quá trình điều tra, phá án bắt giữ các nghi can vụ thảm sát 6 người Bình Phước, đại tá Trần Thắng Phúc, Giám đốc Công an tỉnh kể với Thanh Niên quá trình đấu tranh với Nguyễn Hải Dương khiến bị can khai nhận hành vi phạm tội.
Theo đại tá Phúc, sau khi phát hiện vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, khoảng 9 giờ sáng cùng ngày 7.7, bà Loan (người giúp việc cho gia đình ông Mỹ) nhắn tin qua Facebook báo cho Dương biết cả gia đình Linh đã bị giết.
Giải thích ‘quyền im lặng’ cho Nguyễn Hải Dương 2
Công an tổ chức thực nghiệm điều tra hiện trường - Ảnh: Trương Nguyễn
Với mục đích đánh lạc hướng điều tra, Dương giả bộ không biết và nhắn tin lại xin số điện thoại của bà Loan. Sau đó, Dương điện thoại hỏi bà Loan nguyên nhân xảy ra vụ việc. Sau đó, Dương lấy xe máy chạy lên nhà ông Mỹ để nắm tình hình.
Giải thích ‘quyền im lặng’ cho Nguyễn Hải Dương 3
Dương bị áp giải đến hiện trường để thực nghiệm điều tra - Ảnh: Trương Nguyễn
Dương lên nhà ông Mỹ được một lúc thì được cơ quan điều tra đưa về trụ sở lấy lời khai. Tuy nhiên, Dương không thừa nhận hành vi của mình và đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm.
Giải thích ‘quyền im lặng’ cho Nguyễn Hải Dương 4
Tiến bị áp giải đến hiện trường để thực nghiệm điều tra - Ảnh: Trương Nguyễn
Đại tá Phúc nói: “Dương đã sử dụng rất nhiều sim rác để liên lạc với Vỹ và bà Loan. Trong khi đó, số điện thoại chính của Dương vẫn để ở phòng trọ và mở máy bình thường. Ngoài ra Dương, còn mượn điện thoại của một người trong gia đình gắn sim rác vào để liên lạc”.
Dương và Tiến (áo nâu) tại hiện trường  - Ảnh: Trương Nguyễn
Trong các ngày 8 và 9.7, Cơ quan điều tra đều triệu tập Dương để làm việc, lấy lời khai và sau đó thì tạm giữ Dương. Sau khi bị tạm giữ, Dương vẫn không khai nhận hành vi phạm tội, mặc dù cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ, xác định Dương có tham gia vụ án.
Dương và Tiến thực hiện lại hành vi phạm tội  - Ảnh: Trương Nguyễn
Dương đề nghị được thực hiện quyền im lặng. Thời điểm này, đại tá Phúc trực tiếp hỏi và giải thích cho Dương: “Quyền im lặng mới chỉ được đưa ra bàn thảo chứ chưa được áp dụng trong luật”.
Giải thích ‘quyền im lặng’ cho Nguyễn Hải Dương 7
Dương tả lại lúc sát hại Vỹ  - Ảnh: Trương Nguyễn
Đại tá Phúc kể tiếp: “Lúc đó chúng tôi phải sử dụng biện pháp công kích, nêu cao tính bản lĩnh đàn ông của Dương lên để Dương khai ra sự thật”. Theo đại tá Phúc, lúc Dương bị tạm giữ, điều tra viên đã gặp Dương, lấy thuốc lá cho hút và nói với Dương: “Là người đàn ông thì phải dám làm, dám chịu. Sao em giết người được mà em không dám nhận, không dám nói ra sự thật”.
Giải thích ‘quyền im lặng’ cho Nguyễn Hải Dương 8
Dương trầm ngâm, hút hết 3 điếu thuốc liên tục và xin điều tra viên cho thời gian để suy nghĩ thêm. Một lúc lâu sau thì Dương đến phòng hỏi cung và khai ra hành vi của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.