Chứng khoán thế giới khởi sắc trong phiên cuối tháng

30/06/2012 10:03 GMT+7

(TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6.2012 (vào rạng sáng 30.6, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ ghi nhận sự khởi sắc mạnh mẽ của các chỉ số trên khắp các sàn giao dịch từ Tokyo, London tới New York. Nguyên nhân chính là nhờ kết quả từ phiên họp của lãnh đạo các quốc gia thuộc Liên minh châu u (EU).

(TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6.2012 (vào rạng sáng 30.6, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ ghi nhận sự khởi sắc mạnh mẽ của các chỉ số trên khắp các sàn giao dịch từ Tokyo, London tới New York. Nguyên nhân chính là nhờ kết quả từ phiên họp của lãnh đạo các quốc gia thuộc Liên minh châu u (EU).

Tại thời điểm chốt phiên 29.6, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ đạt 1.362,16 điểm, tăng mạnh 2,5% so với phiên trước.

Đây là phiên mà chỉ số S&P 500 tăng mạnh nhất kể từ đầu năm 2012 tới nay. Riêng trong tháng 6.2012, chỉ số này đã tăng tới 4% và cũng là tháng tăng mạnh nhất kể từ hồi tháng 2 năm nay.

 Kết quả cuộc họp lãnh đạo cấp cao EU đã giúp chứng khóan thế giới tưng bừng khởi sắc phiên cuối tháng 6 năm 2012
Kết quả cuộc họp lãnh đạo cấp cao EU đã giúp chứng khoán thế giới tưng bừng khởi sắc
phiên cuối tháng - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, chỉ số Dow Jones Industrial cũng giành thêm đến 277,83 điểm trong phiên cuối tuần này, tương đương mức tăng 2,2% so với phiên trước đó, chốt phiên ở mức 12.880,09 điểm. Tính trong tháng 6.2012, chỉ số Dow Jones đã tăng 3,9%, được ghi nhận là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Chỉ số Nasdaq Composite tăng 3% trong phiên này, lên thành 2.935,05 điểm. Trong phiên 29.6, toàn thị trường Mỹ đã có tới 7,9 triệu cổ phiếu được sang tay, cao hơn 16% so với mức giao dịch trung bình của ba tháng qua.

Toàn bộ 10 nhóm ngành chính đóng góp vào S&P 500 đều khởi sắc mạnh trong phiên này, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghiệp, công nghệ và cổ phiếu hàng hóa. Điển hình, cổ phiếu Caterpillar tăng 2,8%; cổ phiếu Apple tăng 2,6%; cổ phiếu Bank of America tăng 5,7%; cổ phiếu Exxon Mobil tăng 3%; cổ phiếu Alcoa tăng 2,8%.

Nguyên nhân chính giúp Phố Wall nói riêng và chứng khoán thế giới nói chung tăng điểm thuận lợi trong phiên cuối tuần này chính là nhờ kết quả của cuộc họp giữa lãnh đạo cấp cao các quốc gia thành viên EU.

Sau những tranh luận gay gắt, cuối cùng thì các lãnh đạo châu u cũng thống nhất được sẽ nới lỏng các điều kiện kiểm soát đối với Tây Ban Nha khi chi tiền để trợ giúp hệ thống ngân hàng nước này. Cùng với đó, khả năng trợ giúp về tài chính đối với Ý cũng được để ngỏ.

Thông tin trên được giới chuyên gia cho rằng đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý chờ mong của các nhà đầu tư trong suốt những ngày qua.

Một thông tin khác được công bố càng giúp Phố Wall đẩy nhanh đà tăng điểm trong phiên này, đó là hoạt động kinh doanh tại Mỹ trong tháng 6 vừa qua đã tăng trưởng ở mức cao hơn dự kiến.

Tổng kết trong quý 2 vừa qua, chỉ số S&P 500 đã giảm 3,3% trong khi Dow Jones giảm 2,5%. Toàn thị trường chứng khoán Mỹ để mất hơn 1.000 tỉ USD do tác động của những thông tin liên quan tới khủng hoảng nợ công tại châu u.

Trong quý 2 này, thị trường chứng khoán Mỹ ghi dấu sự kiện "IPO khủng" của đại gia mạng xã hội Facebook. Chào sàn với mức giá và khối lượng giao dịch khủng nhưng cổ phiếu của Facebook (mã FB) lại nhanh chóng và liên tục khiến giới đầu tư thất vọng tràn trề.

Tính từ thời điểm lên sàn tới nay, mã FB đã mất 34% giá trị.  Cũng chính do sự kiện IPO này mà không khí IPO toàn cầu chững lại đáng kể. Theo thống kê của Bloomberg, giá trị các vụ IPO toàn thế giới trong quý 2/2012 tăng 41,3 tỉ USD so với ba tháng liền trước đó, là mức tăng kém nhất kể từ cuối năm 2009.

* Tại châu u, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng thêm 1,9% trong tuần này, ghi nhận là tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp, tăng tổng cộng 4,8% trong tháng 6.2012. Tuy nhiên, trong cả quý 2/2012, chỉ số này vẫn để mất tới 4,6% tổng số điểm.

Tổng kết phiên cuối tuần trên các thị trường thành viên, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,42%, lên thành 5.571,15 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp tăng mạnh 4,75%, lên thành 3.196,65 điểm; chỉ số DAX của Đức giành tới 266,37 điểm trong phiên này, tương đương mức tăng 4,33% so với phiên trước đó, chốt phiên ở mức 6.416,28 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha và FTSE MIB của Ý lần lượt ghi nhận các mức tăng mạnh 5,66% và 6,59%.

Tổng kết tuần, toàn bộ 18 thị trường thành viên đều tăng điểm.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific tăng 2,7% trong tuần này, nâng tổng mức tăng trong tháng 6.2012 lên 4,1%. Tuy nhiên, tổng kết quý 2/2012, chỉ số MSCI Asia Pacific vẫn giảm mạnh 7,4%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản khép lại tháng 6.2012 với 9.006,78 điểm, tăng 132,67 điểm, tương đương mức tăng 1,5% so với phiên trước đó.

Trong khi đó, chỉ số HSI của Hồng Kông cũng giành thêm 416,19 điểm, tương đương tăng 2,19%, chốt phiên cuối cùng của tháng 6 ở mức 19.441,46 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt tăng ở mức 1,35% và 1,48%; trong khi đó chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 1,23%; chỉ số KOSPI của Hàn Quốc 1,91%.

Thu Hạnh

>> Giá dầu thô giảm mạnh, chứng khoán thế giới "đỏ sàn
>> Giá dầu thô tiến sát mốc 80 USD/thùng
>> Giá vàng giảm còn 41,58 triệu đồng/lượng
>> Nghi vấn giấu lỗ của SBS

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.