Với kích thước cỡ quả núi kèm theo cái đuôi bụi khổng lồ, sao chổi Siding Spring lao băng băng ở vận tốc khoảng 202.000 km/giờ và suýt chút nữa là tông trúng sao Hỏa vào lúc 1 giờ 27 ngày 20.10 (giờ VN).
Được đặt tên theo đài quan sát thiên văn của Úc đã có công phát hiện nó vào năm 2013, sao chổi trên có nhân (lõi băng) với đường kính ước tính từ 0,8 đến 8 km và chỉ cách hành tinh đỏ khoảng 140.000 km.
Ngồi trên hàng ghế khán giả đầu tiên nhìn thấy cảnh triệu năm có một này chính là 3 tàu không gian thám hiểm gồm 1 tàu của NASA, tàu Mangalyaan của Ấn Độ và tàu Mars Express của châu Âu.
Với nguy cơ va chạm cực cao, tất cả các tàu vũ trụ có mặt lúc đó buộc phải áp dụng chiến lược “lủi nhanh và trốn”, có nghĩa là sau khi quan sát, các tàu này phải nhanh chóng chuyển sang phần bên kia của sao Hỏa để tránh bị đuôi Siding Spring quất trúng.
Tuy nhiên, vị trí đẹp nhất thuộc về hai tàu thăm dò sao Hỏa là Opportunity và Curiosity.
Các nhà thiên văn học lên kế hoạch theo dõi Siding Spring khi nó lui về “căn cứ nhà” là đám mây Oort nằm ngoài hệ mặt trời.
Mây Oort hình thành chỉ trong vòng từ 1 đến 2 triệu năm sau khi hệ mặt trời tượng hình cách đây 4,6 tỉ năm trước, và là quê nhà của vô số sao chổi. Những sao chổi này có vẻ như khá lười biếng, chỉ di chuyển vào bên trong của hệ mặt trời trong mỗi 1 triệu năm.
Do vậy, Siding Spring, còn gọi là C/2013 A1, là sao chổi đầu tiên xuất phát từ Mây Oort và lọt vào tầm ngắm kỹ lưỡng của các chuyên gia trái đất.
Theo ngôn ngữ của các chuyên gia, Siding Spring đã bắt đầu chuyến du hành dài hơi vào thời bình minh của con người, và đến nay nó mới đến nơi.
Phi Yến
>> Sự đối đầu hiếm hoi giữa sao Hỏa với sao chổi
>> Châu Âu định ngày đáp tàu thăm dò lên sao chổi
>> Tàu thăm dò Philae đáp lên 'đầu' sao chổi
>> Phát hiện đáng ngạc nhiên về sao chổi của Rosetta
>> Danh sách 5 điểm có thể đáp trên sao chổi
>> Rosetta chụp cận cảnh sao chổi
Bình luận (0)