Chúng tôi không yên lòng

28/06/2007 23:16 GMT+7

Báo Thanh Niên ngày 27.6.2007 có bài Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đồng loạt tăng học phí từ 3 đến 5 lần!. Bài báo đã chạm vào nơi nhạy cảm nhất của "lương tri giáo dục" ở mỗi người dân.

Làm sao có thể yên lòng được, khi bài báo cho thấy các nhà quản lý giáo dục (GD) suy nghĩ rằng: "Chuyển 5 trường mầm non (MN) bán công trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội sang loại hình tư thục cung ứng dịch vụ chất lượng cao", coi "Đây là một "cuộc chơi" sòng phẳng, "tiền nào của nấy"! PGĐ Sở còn nhấn mạnh: "... học phí tăng, đơn giản là phụ huynh "mua hàng" đúng giá trị thực". (Vậy phụ huynh nào ít tiền sẽ chỉ "mua hàng" không đúng giá trị thực ?!). Hình như các nhà quản lý GD quyết tâm xây dựng những trường MN "chất lượng cao" là vì lo sợ: "chúng ta đã "thua" ngay trên sân nhà, khi bao nhiêu gia đình gửi con vào các trường quốc tế". Có bao nhiêu % trẻ em vào học trường quốc tế? Và vì sao lại lo thua về điều đó? Cái chúng ta thua quốc tế và rất đáng xấu hổ nữa, chính là: Tại sao Việt Nam tăng trưởng kinh tế cao liên tục mà đa số người dân lại phải chịu đựng một thứ dịch vụ y tế và GD tồi tệ như thế? 

Tôi đề nghị có 2 loại trường: Một là trường do tư nhân tổ chức, có thể có dịch vụ "tối hảo" để cạnh tranh với giá cả thỏa thuận, ai có nhiều tiền sẽ cho con vào học trường tốt nhất. Ngoài yêu cầu hoạt động theo pháp luật (bao gồm việc kiểm soát chương trình), Sở GD không quá lo lắng quản lý, chỉ đạo loại trường này, vì tự nó tốt rồi (nếu không tốt sẽ không có người học). Cũng như hiện nay, một số người giàu thường sang Singapore để khám chữa bệnh, sang Hồng Kông chăm sóc sắc đẹp..., các cơ quan y tế có phải chỉ đạo gì đâu! Cơ quan Nhà nước không nên gọi loại trường này là "chất lượng cao" hay "trường tiên tiến", "trường mẫu" (hãy để các nhà đầu tư tự giới thiệu, miễn là tên gọi đó không sai pháp luật). 

Bởi vì chất lượng GD con người không hoàn toàn phụ thuộc vào "cung cấp dịch vụ tối hảo"; có những con nhà nghèo, vừa học vừa kiếm sống trong hoàn cảnh khó khăn vẫn thành người "chất lượng cao". Nhà nước mà gọi những trường MN và phổ thông (PT) cho người nhiều tiền là "chất lượng cao", con nhà bình dân chúng tôi thấy bị phân biệt đối xử quá! (ở đây không nói về đào tạo nghề và đại học).

Hai là, trường công, dĩ nhiên là dành cho tuyệt đại đa số dân cư. Chúng tôi m

Bài tham gia trang này xin gửi về: Trang “Ý kiến”, Báo Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM hoặc e-mail: ykien@thanhnien.com.vn.

ong các nhà quản lý GD dành tâm huyết cho sự nghiệp này. Chúng tôi không dám mong muốn con mình trở thành ông hoàng, bà chúa, chỉ mong loại trường này GD trẻ thành những người bình thường, thành "những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà", như cụ Hồ dạy. Nhà trường MN và PT của con em chúng tôi phải gắn với cộng đồng, hòa với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội của ông bà, cha mẹ chúng.

Chúng tôi không cần những trường MN hoành tráng cao 5-7 tầng, tập trung hàng ngàn trẻ em; không cần ô tô có máy nóng, lạnh đưa đón trẻ; không cần trẻ suốt ngày sống trong các phòng có máy nóng, lạnh; không cần phải có camera ghi hình ở từng phòng học truyền về phòng hiệu trưởng; không cần trẻ phải tập thể dục trong phòng lạnh có gương soi bốn bề... Chúng tôi đòi hỏi chính quyền phải dành quỹ đất để mỗi xã, phường có nhiều trường MN, PT nho nhỏ, gắn với cộng đồng, để ông bà có thể dắt bộ cháu đến trường, vừa đi vừa chỉ cho chúng thấy cây đa, con bướm..., giải thích cho chúng hiểu những gì đang diễn ra ở xung quanh và nên ứng xử thế nào...  Chúng tôi cần những nhà trường của cộng đồng, vì cộng đồng, không vụ lợi; cần chính quyền chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên để họ gắn với cộng đồng, phục vụ con em nhân dân với sứ mệnh cao quý của nhà giáo, chứ không chỉ làm thuê vì tiền do cha mẹ HS đóng góp; chúng tôi muốn chính quyền bàn bạc với dân, với cha mẹ HS để giải quyết những khó khăn, chứ không phải nâng học phí lên cao, "tuyển HS hoàn toàn mới", còn những em đang học tại trường mà bố mẹ nghèo, không đóng đủ tiền thì "biến"!

Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định cho "mượn" 5 cơ sở trường MN lớn của thành phố để tư nhân hóa với dịch vụ cao cấp cho con em những người nhiều tiền. Vậy tôi, người có đủ điều kiện làm hiệu trưởng một trường MN, có thể mượn một trong 5 cơ sở đó để mở trường phục vụ con nhà nghèo với học phí rất thấp và cung cấp cho trẻ em những giá trị thật, chất lượng thật, được không?

Mạc Văn Trang
 (Hà Nội)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.