|
Kết quả này cũng cho thấy Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuy chủ định cân bằng quan hệ giữa Nga và phương Tây nhưng hiện tại dường như có một chút thiên lệch cho Moscow.
Hợp tác năng lượng và hạt nhân, thương mại và đầu tư, quân sự và vũ trụ giữa 2 nước đều có được động lực và định hướng phát triển mới sau chuyến thăm, thể hiện ở 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết mà tất cả đều được nhằm cho thời gian dài.
Chúng có tác động chính trị và tâm lý cũng như hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần giúp Nga khắc phục những khó khăn hiện tại mà trong số nguyên nhân có chính sách trừng phạt của phương Tây. Ấn Độ không ủng hộ chính sách này dù chủ trương thúc đẩy hợp tác với phương Tây. Với các kết quả trên, Ấn Độ cũng đâu khác nào gián tiếp giúp Nga vô hiệu hóa hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của chính sách trừng phạt.
Ngoài ra, còn chuyện rất đáng lưu ý là phái đoàn Nga thăm Ấn Độ bao gồm cả người đứng đầu chính quyền vùng Crimea mới sáp nhập vào Nga từ Ukraine. Trong khi Mỹ và EU còn im lặng thì chính phủ Ukraine phản đối quyết liệt. Rõ ràng là trong vấn đề này, Thủ tướng Modi không những không theo quan điểm của phương Tây mà đã chấp nhận thực trạng mới nên đã không loại trừ vùng Crimea ra khỏi phạm vi hợp tác với Nga.
Điều này rất có lợi cho Nga về nhiều phương diện. Ấn Độ dùng chút thiên lệch như thế còn nhằm đề cao vị thế của mình trong quan hệ với phương Tây.
Thảo Nguyên
>> Ukraine tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng năm 2015
>> Tổng thống Ukraine trách Ấn Độ vì tiếp lãnh đạo Crimea
>> Ukraine bắt tay Úc, giảm lệ thuộc năng lượng vào Nga
>> Cha đẻ World Wide Web chỉ trích Tổng thống Putin
Bình luận (0)