Chuyện giờ mới kể về một chiến sĩ kiên trung

26/07/2010 10:22 GMT+7

Bác tôi có tên là Nguyễn Văn Trạch, sinh năm 1918. Khi đi hoạt động cách mạng, không biết vì sao tổ chức đặt cho bác tôi bí danh là Hồng Quang.

Năm bác tôi mười hai tuổi, nhà tôi có người bị chôn sống.

Đó là ông Hai Vin. Ông thất bại trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Lính Pháp đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa.

Khi đó cụ tôi dù đã đậu Hoàng Giáp Tiến Sĩ 1886 thời Tự Đức cũng không cứu được con trai mình. Cụ tôi từ quan ở ẩn đã lâu, rồi cả cụ ông cụ bà đều quy về cửa Phật. Với một gia đình được “đóng dấu” là có dòng máu nổi loạn thì chùa chiền có khi là chốn tựa lành nhất, cuối đời.

Ông bà nội tôi sống đời thanh bạch. Ông làm quan ở Thái Bình, nên bố tôi không phải quê Thái Bình vẫn thành bạn nối khố nhiều nhân sĩ trí thức quê lúa.

Dòng họ tôi có một lời nguyền kéo dài năm đời, chỉ giáng vào những người tài giỏi khí phách nhất họ. Đã ba thế kỷ nay, mỗi đời đều có một người đang ở đỉnh cao quyền lực và tài năng, sẽ bỗng nhiên từ quan ở ẩn, ngao du sơn thủy, du lịch đó đây chẳng màng lợi danh.

Bà cụ nội tôi phiền muộn, còn quá trẻ đã xuống tóc vào chùa xin bình an cho cả họ. Vẫn không ngăn được đời thứ hai, ông nội tôi ngao du khắp lục tỉnh, khắp Nam Kỳ, sang tận Miên, Lào.

Bố tôi kể, năm 1941, từ nhà tù Hải Dương một chiếc xe ngựa chở một chiếc quan tài, trên sơ sài một vòng hoa trắng. Theo sau là một bà già và hai cô con gái. Chiếc xe lầm lũi đi qua nhiều dãy phố Hải Dương. Dân chúng sợ, họ tiễn người chiến sĩ kiên trung bằng những ánh mắt nhìn qua lớp rèm che.
Một ngày, cụ bà thấy một phó mộc lăm lăm tay đục tay cưa vấn khăn đầu rìu vào chùa mình. Thì ra thằng cháu đích tôn.

Giở khăn ra, người ngời ngời, cao 1m75, nặng 70 kg, cười răng trắng. Cụ than, con ơi, cho con ăn học lên sinh viên Luật, giờ sao ra nông nỗi này.

Bác tôi nói, con dẫn đầu đoàn Thanh niên sinh viên Hà Nội tham gia mít tinh ở Đấu Xảo hôm 1-5 (1938), lại vừa được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Dân chủ. Nên giặc Pháp đuổi con khỏi trường Luật. Con đang trên đường đi công tác.

Đấy là lần cuối cùng bác tôi gặp cụ. Chùa ở Kiến An sau thành cơ sở cách mạng. Cụ lại mất sau cháu, không rõ những năm cuối đời của cụ trong chùa có an bình nổi không.

Rời trường Luật, bác tôi về mở Hiệu sách Đồng Xuân ở 26 phố Đồng Xuân, thành nơi đầu tiên phát hành sách báo của Đảng Cộng sản VN. Bác lấy bút danh Hán Mai cùng các ông Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ... viết những bài chính luận đăng trên các báo Mặt trận Dân chủ thời kỳ đó để đề cao quan điểm của Đảng Cộng sản.

Bà tôi không biết cậu con trai đầu lòng đã triệt sản từ năm 19 tuổi với lý do, tuy kết hôn với một con gái địa chủ để lấy vỏ bọc hoạt động cách mạng, nhưng không muốn con cái vướng bận vào con đường hoạt động cách mạng sau này.

Chỉ có bố tôi biết anh mình đã triệt sản. Hồi còn nhỏ, anh em thân nhau như bạn bè.

Một lý do nữa, bác tôi muốn lặng lẽ khẳng định tình yêu duy nhất với cô Ái Mai, hoa khôi Hội Thương năm ấy ở Bắc Giang (em ruột nữ thi sĩ Anh Thơ).

Tôi vẫn chưa hình dung nổi lý tưởng cách mạng nào có thể lớn tới mức khiến một người hy sinh cả cuộc sống và tình yêu, cả của cuộc đời những người quanh mình.

Vương Kiều Ái Mai đau đớn, cuối cùng quyết định đi làm vợ một người đàn ông năm mươi, góa vợ, năm con, nghèo. Cách lãng quên tình yêu này thật đáng sợ và quá xót xa. Cho đến tận bây giờ đã là thế kỷ 21, mỗi năm ngày 29 Tết, bà vẫn châm nén hương lên bàn thờ để thắp vọng mối tình đầu.

Nhờ luật sư Trần Văn Chương (bố Trần Lệ Xuân-đệ nhất phu nhân của chế độ Ngô Đình Diệm sau này) giúp đỡ, bác tôi trắng án, ra tù. Gia đình tôi vẫn luôn nhắc tới ơn bào chữa miễn phí của luật sư Trần Văn Chương.

Hà Nội đề nghị đặt và đổi tên 45 đường, phố trong đó có phố Hồng Quang ở Quận Hoàng Mai.

Bởi trong hoàn cảnh đó, bà nội tôi đi khắp các nhà quen, ai cũng sợ sệt liên lụy cộng sản. Bố tôi và các chú bị đuổi khỏi nhà trọ, không ai dám chứa. Ai cũng sợ dây vào! Hồi đó Trần Văn Chương là luật sư nổi tiếng và uy tín nhất Hà Nội.

1941, sau Hội nghị các tỉnh Đông Bắc, bác tôi bị bắt lần nữa, khi đó bác đã là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau những cực hình tra tấn, dụ dỗ mua chuộc, bác tôi quyết định tuyệt thực, im lặng giữ những bí mật công tác về người đồng đội “bác D” cùng Xứ ủy, người mà 50 năm sau khi bác tôi mất, đã quay lại thăm mộ người đồng đội mãi mãi dừng lại ở những năm 1941. Khi đó “bác D” đã trở thành một lãnh đạo quan trọng trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Bà nội tôi kể, địch cho bà nội vào làm “tâm lý chiến”, bà tôi thấy bác da bọc xương, đầy thương tích, ruồi nhặng đua nhau rúc vào các vết thương, mắt mũi tai hút máu mủ, rách nát trong manh quần đùi, bụng lép vào xương, bà nội tôi khóc oà lên.

Bà nội tôi hỏi, sao con lại nói ngọng?

Vì hai hôm trước con đã cắn lưỡi lấy máu viết các khẩu hiệu lên tường nhà tù “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm”.

Bà nội tôi kêu lên, con ơi con.

Bác tôi nói, mẹ cứ tin là rồi đây, cờ đỏ sẽ mọc lên khắp cả nước.

Sau 47 ngày tuyệt thực, bác tôi kiệt sức chết.

Bà nội tôi chạy đến trước cổng trụ sở mật thám Pháp ở Hải Dương, đấm tay vào cửa rầm rầm, trả xác con tôi cho tôi, người đã chết rồi, chúng mày giữ làm gì.

Nước mắt bà nội tôi ướt đẫm vạt áo mới để mặc vào thăm tù.

Về sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cho biết, khi nghe tin Hồng Quang chết, nhạc sĩ đang bị giam ở nhà tù Sơn La, cảm xúc hào hùng xót thương trước sự hy sinh này đã trở thành một trong những cảm xúc để sau này ông viết nên bản nhạc “Chiêu hồn tử sĩ”.

Bao năm nay mỗi lần nghe thấy giai điệu “Chiêu hồn tử sĩ”, cho dù ở bất cứ đâu, tôi chỉ thấy nhớ bác tôi. Một người cao lớn và tài hoa, chết năm 23 tuổi.

Thật tiếc, sau này có những sự hiểu lầm từ trong nhận thức, nên có những đồng đội đã từng một thời hoạt động cùng bác tôi, đã đề xuất gạch tên bác tôi ra khỏi tên của một đường phố ở Hà Nội (giờ đã đổi tên phố Hồng Quang thành tên phố Hòe Nhai).

Bố tôi kể, năm 1941 một chiếc xe ngựa chở quan tài, có vỏn vẹn một vòng hoa trắng sơ sài đi từ nhà tù Hải Dương ra, theo sau là một bà già và hai cô con gái. Con ngựa cúi đầu kéo cỗ xe đi qua nhiều phố ở thị xã Hải Dương, dân chúng sợ không dám ra xem.

Không hiểu vì sao người vợ hôn thú của bác tôi chưa một lần nào hiện diện trong đời sống gia tộc tôi. Bà vợ con nhà địa chủ, dù cũng yêu nước nhưng cho đến lúc chết cũng chưa bao giờ xuất hiện trong gia đình tôi.

Chúng tôi chỉ nhắc đến mối tình đầu của bác tôi, yêu thương bà già chưa bao giờ là ruột thịt nhưng còn hơn cả ruột thịt, Vương Kiều Ái Mai. Có lẽ mối tình đầu sâu đậm không chỉ vì tình yêu, còn vì nghĩa nặng ơn sâu những lúc khó khăn tù đày, bà nhờ chồng kiếm luật sư giúp người yêu cũ, những khi oan ức những ngày vẻ vang.

Tôi không biết bà Ái Mai đã bao giờ đặt chân đến Đài tưởng niệm bác tôi chưa, đã đến xã Hồng Quang, đã đi trên đại lộ Hồng Quang, đã bước chân vào trường Trung học mang tên Hồng Quang chưa. Tôi chỉ biết đã có những nén hương vào 29 Tết. Còn lại những nén hương ấy, cùng những dòng thơ của bạn tù Hải Dương viếng sự hy sinh của bác khi ấy chung thuỷ với linh hồn bác tôi:

“Chết đi nhắc nhủ bao lòng

Đem son sắt ấy nhuộm hồng giang san”.

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.