Một nhóm bạn trẻ tại TP.HCM đã thực hiện dự án đi và trò chuyện với người trẻ trên khắp cả nước. Dự án nhằm truyền cảm hứng, động lực, giúp mỗi bạn trẻ định hình được tương lai và phát huy tốt khả năng vốn có của mình.
Cùng là những người trẻ nhưng đã được đi và khám phá nhiều nơi trên thế giới, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, tiếp xúc với nhiều người nên 6 bạn trẻ tại TP.HCM đã lên ý tưởng cho một hành trình xuyên Việt. Không giống những hành trình xuyên Việt khác, đi không chỉ đơn giản để trải nghiệm, khám phá đất nước mà còn để hướng đến một lợi ích vì cộng đồng.
Quỳnh gọi những lần nghỉ việc, vét sạch tiền để đi chơi hay làm các thứ theo đam mê của mình là 'nghỉ hưu non'. Càng trải nghiệm, anh càng thấy thế giới tuyệt vời, cái tôi bé đi, bớt phán xét và áp đặt người khác...
“Xuất phát từ ý tưởng chuyến xe của những người trẻ rong ruổi khắp đất nước, nhóm chọn tên dự án là “Chuyến xe tuổi trẻ” nhằm đánh dấu một trải nghiệm lớn và ý nghĩa trong thời trẻ của mình. Nhóm đi qua 15 tỉnh thành, nói chuyện với sinh viên của hơn 10 trường ĐH và các CLB đội nhóm bằng chiếc xe 7 chỗ”, Nguyễn Hoàng Nguyên, thành viên nhóm, lý giải về tên của dự án.
Tại mỗi điểm dừng chân, nhóm tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện với các sinh viên, tân sinh viên. Trong những buổi trò chuyện như vậy nhóm sẽ trình bày về các chủ đề như sử dụng thời gian học ĐH hiệu quả, các phương pháp rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức, trải nghiệm khám phá thế giới, khám phá bản thân mình hay những cách thức giúp tư duy tích cực, xác định và theo đuổi đam mê…
Chuyến xe chính thức rời TP.HCM vào sáng 2.9 và đến nay nhóm đã đến, tổ chức giao lưu tại các trường ĐH ở Đà Lạt, Phú Yên, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Thái Nguyên, đồng thời sẽ tiếp tục ở Trường ĐH Cần Thơ và dự kiến quay về TP.HCM vào ngày 2.10, kết thúc 1 tháng hành trình xuyên Việt.
'Nhiều người cho tiền ăn xin theo phản xạ, nhưng đến lượt tôi, họ nghiêng đầu đọc tờ giấy có nội dung: Tôi vui. Hãy lấy tiền nếu bạn buồn. Hãy cho tôi tiền nếu bạn vui. Thế là, họ quyết định cho tôi nhiều hơn', Quỳnh kể.
Trong những buổi chia sẻ như vậy, ngoài những chủ đề mà nhóm đưa ra thì những phản hồi cũng như sự tương tác của mỗi bạn trẻ quyết định nhiều đến sự thành công của dự án. Hầu hết những câu hỏi được đặt ra cho nhóm đều xoay quanh những vấn đề mà người trẻ đang gặp phải trước ngưỡng cửa bước vào đời: “Làm thế nào để tìm kiếm đam mê của bản thân?”, “Làm sao tìm được động lực phấn đấu và phát triển bản thân?”, “Làm thế nào để khám phá thế giới và học hỏi qua các chuyến đi, trở thành công dân toàn cầu?”, “Cách nào giúp cân bằng trong cuộc sống?” hay đơn giản chỉ là “Những quyển sách nào mà tuổi trẻ cần phải đọc?”...
Bên cạnh việc tổ chức giao lưu, trò chuyện, nhóm còn tặng sách và xây dựng các thư viện nhỏ tại các vùng sâu vùng xa. Với mong muốn tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tiếp cận những cuốn sách tự học, giúp hình thành thói quen đọc sách và khuyến khích văn hóa đọc, đặc biệt ở những khu vực ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn sách.
Với du học sinh, việc tạm dừng học để trải nghiệm cuộc sống đã là chuyện quen thuộc. Nhưng với không ít bạn trẻ lẫn phụ huynh ở VN, vấn đề này còn khá xa lạ, thậm chí đôi khi còn là 'điều khủng khiếp'.
Tại mỗi địa phương đi qua, nhóm tìm gặp và ghi lại (hình ảnh hoặc những thước phim) câu chuyện của ít nhất một nhân vật trẻ đã có một số thành tựu nhất định. “Nó giống như tấm gương người thật việc thật cho các bạn trẻ theo dõi hành trình của nhóm. Những câu chuyện này sẽ giúp truyền cảm hứng tích cực từ những người trẻ dám nghĩ dám làm, tư duy khác biệt, biết cách tìm và sống với đam mê của mình”, Nguyên chia sẻ.
Những người trẻ kinh nghiệm
Phạm Thủy Tiên. Từng tham gia rất nhiều chương trình giao lưu quốc tế như là đại diện duy nhất của VN tham gia chương trình Học kỳ trên biển (ĐH Virginia, Mỹ); Đại sứ văn hóa VN năm 2009 tham gia giao lưu tại Mỹ; lãnh đạo thanh niên của đoàn đại biểu VN tham dự chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản SSEAYP năm 2014... Tiên đã từng đặt chân đến 30 quốc gia trên thế giới. Hiện đang là giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
Nguyễn Hoàng Nguyên. Rời bỏ công việc quản lý của một tập đoàn nước ngoài để theo đuổi đam mê đi và viết sách. Hiện đang là cây bút được nhiều bạn trẻ yêu thích với tác phẩm đầu tay là Ta ba lô trên đất Á - cuốn sách hướng dẫn du lịch bụi đầu tiên tại VN. Nhiều lần là đại diện của VN được tổng cục du lịch các nước mời đi quảng bá về du lịch quanh vùng, hợp tác với nhiều dự án phi chính phủ...
|
Bình luận (0)