Có hơi thở cuộc sống
Chính sách có đi vào thực tế hay không là nhờ một phần vào sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy trước khi ban hành chính sách, nhất là những chính sách thiết thân với đời sống đại đa số người dân, thì nhất thiết phải có dân tham gia. Đó chính là hơi thở cuộc sống trong các văn bản, quy định, tránh trường hợp để chính sách “chết yểu”.
Tùng Lâm
(lamtung_ng72@yahoo.com)
Phải có lợi đôi bên
Làm chính sách phải nghĩ đến vấn đề cốt yếu là có lợi cả đôi bên, ích nước lợi dân. Không nên đẩy cái khó cho dân khiến dân tình không biết đường nào mà lần. Ví như gần đây người dân không hiểu chuyện gì xảy ra khi có nhiều văn bản ban hành rồi sau đó thu hồi, hủy bỏ. Điều này cũng làm cho dân mất niềm tin.
Trương Quang Hùng
(quanghungtr1958@gmail.com)
Thể hiện dân chủ
Việc các đại biểu Quốc hội ủng hộ để người dân, các doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách, theo tôi đó là sự tiến bộ, một cách thể hiện dân chủ rất đáng hoan nghênh. Thực tế lâu nay các bộ, ngành là cơ quan soạn thảo pháp luật (lập quy), nên không tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, do vậy không ít luật hoặc các văn bản pháp quy khi ban hành mang tính cục bộ, lợi ích ngành nghề hơn là vì lợi ích chung toàn xã hội.
Lê Tiến Thành
(tienthanh@yahoo.com)
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Hưng Bùi Chiến |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Thúc đẩy người dân tham gia xây dựng chính sách
>> Nâng cao vai trò truyền thông trong quá trình ban hành văn bản pháp luật
>> Quản' và 'cấm' trong văn bản pháp luật
>> Thẩm định văn bản pháp luật: Chưa tận dụng được chất xám chuyên gia
>> Hội thảo phổ biến văn bản pháp luật và ứng dụng CNTT
>> Nhiều địa phương ban hành văn bản pháp luật trái quy định
>> Văn bản pháp luật và GDP
>> Công bố công cụ đánh giá chất lượng văn bản pháp luật
Bình luận (0)