* Tính đến nay, Hàn Quốc có 38 trung tâm tư vấn, hỗ trợ các gia đình Hàn-Việt. Nhưng dường như, thế vẫn chưa đủ để đem đến nụ cười cho các cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc...
- Các cô gái Việt Nam làm dâu Hàn Quốc thường có chung ba đặc điểm: hầu hết sống ở nông thôn; có nhiều con nhỏ; bất đồng ngôn ngữ. Trong đó, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến những trục trặc trong cuộc sống gia đình. Chúng tôi đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho người vợ và người chồng tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Tuy nhiên, họ có nắm được thông tin đầy đủ về nhau hay không còn tùy thuộc vào sự thành thật của các trung tâm môi giới kết hôn.
Sau nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra, Quốc hội Hàn Quốc đã bắt đầu thảo luận để cho ra đời điều luật kiểm soát hoạt động của các trung tâm này, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Tháng 9 vừa qua, chúng tôi cũng đã tổ chức một hội thảo ở TP.HCM để bàn về vấn đề kết hôn Việt - Hàn và sẽ có một hội thảo tiếp theo vào tháng 12 tới. Hiện tại, các trung tâm môi giới kết hôn vẫn mở cửa tự do ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng mọi việc sẽ thay đổi. Rất mong các bạn giúp đỡ chúng tôi để có thể sớm ban hành điều luật kiểm soát hoạt động của các trung tâm môi giới kết hôn.
* Như bà nói, hầu hết các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đều về sống ở nông thôn và gặp khó khăn bội phần so với các cô dâu Việt Nam sống ở thành phố. Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách cụ thể nào hỗ trợ cho đối tượng rất đặc biệt này?
Theo thống kê của Cục Bình đẳng giới và gia đình, tính đến tháng 12.2006, tổng số các cuộc kết hôn của người Hàn Quốc với người nước ngoài là 83.000, trong đó, kết hôn Hàn-Việt là 20.500. |
* Chính phủ Hàn Quốc sẽ xử sự thế nào trong trường hợp người vợ Việt Nam buộc phải ly hôn do bạo hành gia đình, nhưng lại chưa có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Hàn Quốc?
- Để nhập quốc tịch Hàn Quốc, điều kiện đầu tiên là thời gian sống tại đây không dưới 2 năm. Nếu nguyên nhân ly hôn được xác định là do sai phạm của người chồng và người vợ đang có con nhỏ thì dù sống ở Hàn Quốc chưa đến 2 năm, người vợ vẫn được nhập quốc tịch Hàn Quốc.
* Con số các cuộc kết hôn Hàn-Việt hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các cuộc kết hôn với người nước ngoài của người Hàn Quốc. Cá nhân bà nhìn nhận sao về sự ảnh hưởng của các cuộc hôn nhân Hàn-Việt đến xã hội Hàn Quốc?
- Hằng năm, chúng tôi đều tiến hành khảo sát về kết hôn giữa người Hàn Quốc với người nước ngoài, trong đó có kết hôn Hàn-Việt. Chúng tôi nhận thấy, đó là một vấn đề không thay đổi được. Quả thực, Hàn Quốc cũng có lo ngại sự gia tăng các cuộc hôn nhân với người nước ngoài sẽ làm lung lay mô hình gia đình truyền thống và gây mất ổn định xã hội, nhất là trong trường hợp người chồng, người vợ nước ngoài không thích nghi được với cuộc sống ở Hàn Quốc. Mối lo lớn nhất là về thế hệ thứ hai.
Nếu những đứa trẻ lớn lên không hòa hợp được với xã hội thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi đã đưa ra những chính sách hỗ trợ người mẹ trước và sau khi sinh con cũng như quá trình nuôi dạy con cái. Tôi có cảm nhận, so với Việt Nam, Hàn Quốc đạt được những thành tựu kinh tế cao hơn nhưng về phương diện bình đẳng gia đình, chúng tôi cần phải học hỏi các bạn. Và tôi muốn nói rằng, các cô dâu Việt Nam không đơn độc. Chúng tôi luôn ở bên các bạn.
Hương Lan (thực hiện)
Bình luận (0)