Cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức.
Với lợi thế kiểm soát dịch tốt và khuyến khích mở rộng đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI dài hạn để làm bàn đạp cho nền kinh tế hậu Covid-19. Chỉ số GDP duy trì tăng trưởng đa số đều trên mức 6% trong 10 năm trở lại đây và là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương trong năm 2020, Việt Nam được các nhà phân tích đánh giá là nền kinh tế có nhiều lợi thế hơn so với các nước trong khu vực.
Nhờ việc thực hiện tốt “mục tiêu kép” - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy là một nền kinh tế hấp dẫn và tăng trưởng ổn định, đặc biệt khi trong khu vực đang xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư và đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Tuy thu hút lượng FDI rất lớn, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập.
Thứ nhất là việc đồng bộ phát triển kinh tế ở từng vùng miền. Vốn FDI chỉ tập trung phân bổ vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các khu kinh tế, khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố có hạ tầng tốt. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu lao động trình độ cao. Việc tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động không chỉ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng mà còn tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước lân cận. “Gỡ rối” được các thách thức trên sẽ giúp Việt Nam có chiến lược vững mạnh trên con đường hội nhập.
Đồng thời, nền kinh tế - xã hội liên tục chuyển biến nhờ sự “góp mặt” của những Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra nhiều cơ hội thu hút FDI mới. Với việc tham gia hiệp định EVFTA, CPTPP và những FTA khác, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi trong xuất khẩu và trở thành thị trường hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, làn sóng hội nhập cũng mang lại nhiều yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng cũng như tác động đến môi trường. Hội nhập cần song hành với phát triển toàn diện, bền vững; tránh mở cửa ồ ạt. Doanh nghiệp Việt phải đổi mới tư duy, ưu tiên các giải pháp bền vững, công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế áp lực lên môi trường trong nước và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.
Nắm bắt được điều này, trong lĩnh vực bất động sản, một số doanh nghiệp đang nỗ lực “cách mạng hóa” thị trường nhà ở Việt Nam với khát vọng xây dựng nền tảng vững chắc cho xã hội. Trong đó, EZLand là một trong những nhà phát triển đáng chú ý với mục tiêu theo đuổi bất động sản bền vững.
|
Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải thực sự tâm huyết và có chiến lược cụ thể, dài hạn bởi thách thức về mặt chi phí và mức độ nhận biết của khách hàng. Trong bối cảnh hậu dịch Covid-19, việc đầu tư vào dự án căn hộ “xanh” được xem là chiến lược đúng đắn khi vừa đảm bảo giá trị lâu dài cho khách hàng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phân khúc căn hộ giá tầm trung vốn ít bị tác động do dịch. Do đó, thị trường bất động sản tầm trung trong giai đoạn này sẽ là “sân chơi” của những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và có những tác động tích cực cho môi trường sống, góp phần đưa thị trường hoạt động ổn định sau dịch.
Với tầm nhìn mang đến những giá trị mới cho ngành bất động sản tại Việt Nam, EZLand đang từng ngày nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp trong việc vận hành cũng như phát triển sản phẩm nhằm hướng đến cộng đồng thông qua các dự án mang tính bền vững. Đó cũng là cách mà doanh nghiệp này thể hiện trách nhiệm với xã hội theo mô hình “Công dân doanh nghiệp”, góp phần mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho người Việt.
Bình luận (0)