Cổ vật vàng ròng thành kim loại màu vàng

28/06/2013 03:05 GMT+7

Hai bình hoa cổ của nhà sưu tập Dương Phú Hiến (Hà Nội) lúc đem triển lãm được giới thiệu là “vàng ròng”, nhưng khi nhiều nhà nghiên cứu cổ vật lên tiếng nghi ngờ về tính xác thực của chúng thì hai cổ vật được “biến” thành “kim loại màu vàng”.

Ngày 21.4, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (thuộc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế) tổ chức triển lãm chuyên đề Cổ vật của nhà sưu tập Dương Phú Hiến (Hà Nội). Tại buổi triển lãm, nhiều quan khách và báo giới được giới thiệu về hai chiếc bình hoa bằng vàng.  

 Cổ vật vàng ròng thành kim loại mà u vàng 1
Bình hoa được đựng trong tủ kính tại thời điểm khai mạc triển lãm - Ảnh: B.N.L

Từ “vàng ròng”…

Triển lãm trưng bày 37 cổ vật, được giới thiệu là gắn với sinh hoạt của các vua chúa ngày xưa, trong đó có nhiều cổ vật ngự dụng (đồ dành cho nhà vua dùng) của triều Nguyễn như: bộ chén bạc, đũa kim giao bọc vàng, chân chèn, khay, chậu quán tẩy… Đặc biệt, đông đảo quan khách và báo giới đã thực sự bị thu hút khi được giới thiệu 2 cổ vật bình hoa bằng vàng ròng (mỗi bình nặng 3,5 kg) chạm khắc tinh xảo. Phát biểu tại triển lãm, trước quan khách, trong đó có cả nguyên lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cũng nói đây là hai bình hoa bằng vàng ròng.

Cuộc triển lãm kéo dài trong 6 tháng, từ 21.4 đến 21.10 tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế (số 3 đường Lê Trực, TP.Huế). Sau khai mạc, hầu hết các báo được mời tham dự (trong đó có PV Thanh Niên) đều đưa tin về sự kiện này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hai bình hoa được cho là bằng vàng ròng này. 

 Cổ vật vàng ròng thành kim loại mà u vàng 2
Bảng ghi hiện vật hai bình hoa (bằng vàng) trong buổi khai mạc xuất hiện trên phóng sự của Trung tâm truyền hình VN tại Huế

Cổ vật vàng ròng thành kim loại mà u vàng 3
Tấm bảng hiện nay đã được sửa lại thành “kim loại màu vàng”

Thành “kim loại màu vàng”

 

“Người ta nghe nhầm thôi”

Thanh Niên đã trao đổi với nhà sưu tập Dương Phú Hiến về ý kiến cho rằng hai chiếc bình hoa không phải được làm bằng vàng. Ông nói: “Người ta nghe nhầm thôi! 3,5 kg là cả hợp kim vàng và bạc”. Khi hỏi ông về tỷ lệ vàng và bạc làm nên hai chiếc bình, nhà sưu tập này cho hay: “Tôi chỉ biết đây là cổ vật của triều đình nhà Nguyễn, nên tặng lại cho Bảo tàng Huế. Phân tích tỷ lệ ra làm gì nữa, không hay”.

Thông tin hai bình hoa bằng vàng ròng lập tức gây chấn động giới sưu tập cổ vật trong cả nước. Ngay sau đó, nhiều nhà sưu tập đã tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực của hai cổ vật này và phản hồi với PV Thanh Niên rằng thực chất nó không phải bằng vàng.

Trước thắc mắc đó, PV Thanh Niên đã liên lạc với ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Thật bất ngờ, ông Hải Trung đã nói: “Vàng đâu mà vàng, trong biên bản khi kiểm kê hiện vật để tổ chức triển lãm, chúng tôi chỉ ghi là 2 bình kim loại màu vàng”. Khi PV Thanh Niên thắc mắc vì sao trong khi biên bản ghi như vậy nhưng tại ngay điểm trưng bày hai hiện vật này lại có bảng chú thích hiện vật là bình hoa bằng vàng, ông Hải Trung đáp: “Làm chi có chuyện đó. Cái này là do tự ông Hiến nói thôi”.

Trái ngược với lời của ông Hải Trung, hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được tại buổi khai mạc và cả trên một phóng sự của Trung tâm truyền hình VN tại Huế đều cho thấy hai bình hoa này đã được trưng bày trang trọng trong tủ kính ngay trong Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế kèm bảng tên hiện vật, ghi: “Giới thiệu hiện vật của nhà sưu tập Dương Phú Hiến: Bình hoa (bằng vàng)” (cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh).

Hiện tại, hai hiện vật này đã được đưa ra khỏi bảo tàng và đặt ở gian trưng bày bên ngoài. Theo đó, bảng tên hiện vật cũng đã được sửa lại là “bình hoa kim loại màu vàng”.

Giải thích và hành xử trước sau bất nhất như trên của ông Hải Trung xem ra không thỏa đáng. Bởi dĩ nhiên cá nhân ông Hiến phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hiện vật, nhưng về phía bảo tàng, khi tiếp nhận những hiện vật này nếu đã không minh định được hiện vật là gì thì tại sao lại ghi là bằng vàng? Việc này không chỉ gây ngộ nhận cho nhiều quan khách có mặt tại buổi triển lãm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của một bảo tàng lớn như Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, một bảo tàng chuyên đề có chức năng lưu giữ và trưng bày những hiện vật có giá trị của triều Nguyễn.

Cá nhân ông Hiến chịu trách nhiệm

“Trước hết, đó là hai bình hoa màu vàng, còn vàng thật hay giả, vàng ròng hay tỷ lệ vàng bao nhiêu phần trăm thì chúng tôi không khẳng định được. Cái này phải thẩm định mới biết. Việc thông tin hai bình hoa này được chế tác bằng vàng là do nhà sưu tập Dương Phú Hiến cung cấp và cá nhân ông Hiến phải chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin cổ vật của mình. Do đây là cổ vật của cá nhân ông Hiến cho trung tâm mượn trưng bày mà không yêu cầu lợi lộc gì nên chúng tôi tin tưởng vào uy tín của nhà sưu tập”.

Ông Phan Thanh Hải
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Bùi Ngọc Long

>> Quảng Ngãi phê duyệt phương án khảo sát con tàu đắm
>> Cấp phép khai quật cổ vật tại con tàu đắm
>> 40.000 cổ vật trên con tàu đắm
>> Chia cổ vật trong con tàu đắm 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.