Con người khéo tay cách nay 1,42 triệu năm

17/12/2013 16:45 GMT+7

(TNO) Một mẩu xương cổ đại vừa được phát hiện tại Kenya đã làm thay đổi mốc thời gian quan trọng trong chuỗi tiến hóa của bàn tay người.

(TNO) Một mẩu xương cổ đại vừa được phát hiện tại Kenya đã làm thay đổi mốc thời gian quan trọng trong chuỗi tiến hóa của bàn tay người.

Con người khéo tay cách đây 1,42 triệu năm
Mẩu xương 1,42 triệu năm tuổi - Ảnh: Đại học Missouri

Theo báo cáo đăng trên chuyên san PNAS, mẩu xương này nối liền với ngón tay trỏ, và hoàn toàn giống như hình dạng của xương của người hiện đại.

Nó cũng là chứng cứ hóa thạch cổ nhất cho thấy thời điểm bàn tay người tiến hóa đủ mạnh để bắt đầu sử dụng công cụ.

Để dễ so sánh, loài khỉ thiếu hẳn các đặc tính giải phẫu học tương tự.

Kết quả phân tích đồng vị cho thấy hóa thạch xương ngón tay trên đã 1,42 triệu năm, có nghĩa là sớm hơn ước tính trước đây đến 600.000 năm.

Các chuyên gia của Đại học Missouri (Mỹ) cho hay mẩu xương đã cung cấp manh mối về một quá trình đặc thù ở loài người, theo đó xương cánh tay khóa vào xương cổ tay, tạo áp lực mạnh hơn và cho phép tay người cầm nắm chắc hơn.

Hóa thạch xương tay được tìm thấy tại vùng Kaitio ở Tây Turkana thuộc Kenya, theo BBC News.

Hạo Nhiên

>> Bào thai hóa thạch 40 năm trong bụng
>> Hóa thạch cực hiếm của loài vượn
>> Hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất
>> Phát hiện bộ xương lớn hóa thạch
>> Lịch sử tiến hóa của loài người 'có thể được viết lại
>> Giải mã sự tiến hóa ở bàn tay người

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.