Theo CNBC, tăng trưởng tiền lương chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi làm nhiều người khó hiểu. Dù vậy, giáo sư kinh tế Christopher Pissarides thuộc London School of Economics có lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng này.
Theo ông Pissarides, vấn đề nằm ở tự động hóa. Ông cho biết công nghệ đã và đang giúp một bộ phận lực lượng lao động làm việc tốt hơn và giúp họ tăng thu nhập. Tuy nhiên công nghệ không đem lại tác động tương tự lên lao động ở các vị trí thấp hơn, những người không được tăng lương nhiều. Khoảng cách thu nhập gia tăng là một phần lý do vì sao nhìn chung trên bình diện quốc gia, tiền lương không tăng mạnh.
tin liên quan
WEF cảnh báo 'làn sóng tự động hóa và robot' đe dọa nền kinh tếPissarides cho hay ông luôn nghĩ rằng các nhà băng trung ương nên tính lại mục tiêu lạm phát, và một số nước nên đặt ra mục tiêu phù hợp với tình hình hơn. Ngân hàng trung ương ít can thiệp được nhiều trong việc hạ bất bình đẳng lương bổng.
Dù vậy, các chính phủ có thể nỗ lực tái đào tạo và nâng cao kỹ năng của người lao động ở các vị trí thấp hơn. Ông Pissarides cho rằng các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo chắc chắn sẽ khiến một số công việc của con người mất đi. Những lao động được chuyển hướng nghề nghiệp phải có khả năng lấp đầy các ngành nghề mới xuất hiện trong thời đại tự động hóa mới.
Bình luận (0)