Kết quả cụ thể chỉ là bầu ông Mario Draghi làm Thống đốc Ngân hàng trung ương châu u và phối hợp chặt chẽ hơn trong chính sách kinh tế. Trong vấn đề chính là nguy cơ phá sản của Hy Lạp, hội nghị này chưa đưa ra định hướng giải pháp mới mà vẫn chỉ nhất trí về ý tưởng cũ.
EU không chỉ đã đâm lao vào mục tiêu giải cứu Hy Lạp nên giờ phải theo lao bằng mọi giá mà trên thực tế đã trở thành con tin của nước này và chính mình. Quyết định của hội nghị cấp cao này về việc để ngỏ khả năng có gói cứu trợ mới cho Athens chẳng khác gì tay này đưa củ cà rốt còn tay kia vẫn phải vung gậy. Không có gói cứu trợ thứ hai này thì Hy Lạp không tránh khỏi phá sản nhưng cái giá cho nó cao hơn nhiều.
Điều kiện của EU là Quốc hội Hy Lạp phải thông qua chương trình tiết kiệm chi tiêu và lành mạnh hóa ngân sách nhà nước, chính phủ phải thúc đẩy tư nhân hóa để kiếm tiền trả nợ, phe đối lập phải hậu thuẫn còn người dân phải ủng hộ chứ không được phản đối chính phủ… Như thế đâu khác gì Hy Lạp phải lựa chọn giữa thoát hiểm và mất chủ quyền, còn EU vừa cứu vớt lại vừa “tống tiền” nước này. Kết quả ấy đâu đáng để EU và Hy Lạp vui mừng.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)