* Trước hết rất hoan nghênh Thanhnien Onine đã tạo điều kiện để bạn đọc giao lưu về vấn đề này. Quan điểm cá nhân tôi rất ủng hộ việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (theo quan điểm tự giác, khi cảm thấy cần thiết và luôn thực hiện trong các chuyến đi xa) vì vậy với thực trạng hiện nay xin có 2 câu hỏi gửi đến mong được trả lời:
1. Để đối phó với việc xử phạt hiện nay không ít người đã mua và đang sử dụng các loại mũ bảo hiểm dỏm. Tác hại của nó sẽ như thế nào khi xảy ra tai nạn vì theo tôi chắc chắn sẽ tác hại rất lớn do ảnh hưởng tâm lý và các mảnh vỡ gây ra.
2. Việc qui định này liệu có khả thi, lâu dài và hiệu quả không khi mà cái chính yếu là ý thức người dân, trình độ am hiểu luật và trình độ điều khiển xe không được chú trọng khi đi học lấy bằng lái. Ngược lại việc qui định bắt buộc theo kiểu hình thức như hiện nay gây tâm lý đối phó, gian dối trong dân chúng đối với các qui định luật nói chung và luật giao thông nói riêng. Chưa kể nói cho cùng theo một hướng nào đó thì việc đội mũ hay không là quyền tự do thân thể của mỗi cá nhân nên theo tôi chỉ có thể thực hiện thông qua việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức chứ không thể thực hiện theo kiểu mệnh lệnh và hình thức như hiện nay. (Email: ngochavnpt@gmail.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Việc các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng xuất hiện trên thị trường cần có sự tăng cường kiểm tra giám sát của các đơn vị đo lường chất lượng. Việc làm này cần làm ngay, làm sớm và thật cụ thể ngay từ khâu thành phẩm.
Việc thực hiện đội mũ bảo hiểm trên toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Nghị định 32. Do đó, việc đội nón bảo hiểm là bắt buộc.
Ông Lê Toàn (bìa trái) - đang trả lời các câu hỏi của bạn đọc. |
* Tôi chỉ vào nhập học ở thành phố mới chưa đầy một tháng nhưng tôi thấy tình hình giao thông rất phức tạp ở thành phố ta hiện nay, đặc biệt vào những giờ cao điểm đi học rất nhiều lần bị trễ. Thiết nghĩ tình hình kẹt xe ở thành phố ta hiện nay cần sớm giải quyết. Tại sao chúng ta không thử một số biện pháp mà một số nước đã và đang áp dụng. Hoặc cấm các loại xe công kềnh lưu thông vào giờ cao điểm. (tina_py76@yahoo.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn, đây cũng là một trong những biện pháp đang được Sở GTCC nghiên cứu, hiện nay thành phố đang thực hiện cấm các loại xe tải lưu thông trong giờ cao điểm. Theo Nghị quyết 32/NQ-CP, đến ngày 01/01/2008 các loại xe quá hạn sử dụng xe 3 bánh tự chế sẽ không được lưu hành. Thành phố cũng đang nghiên cứu chấn chỉnh lại tình trạng xe chở rác, chở bùn lưu thông trong giờ cao điểm.
* Với tình trạng kẹt xe như TP.HCM ta hiện nay mà bắt người điều khiển xe máy khi lưu thông phải đội nón bảo hiểm thì có phải là giải pháp tối ưu và an toàn không? Với lưu lượng xe lưu thông trong thành phố quá đông kể cả không phải giờ cao điểm nhưng vẫn bị kẹt xe, khiến cho nhiều người cảm thấy quá mệt mỏi. 8 giờ làm việc ở cơ quan đã mệt mà muốn về nhà cũng quá khó khăn vì kẹt xe. Đã vậy nhà nước ta lại đưa ra thêm luật mới là phải đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy ngay cả trong nội thành TP.HCM. Thử nghĩ phải nhích từng bước trên con đường quá đông xe lại còn phải đội cái nón bảo hiểm trên đầu thì làm sao mà chịu nổi, vừa nóng nực, bực bội lại thêm khó xoay trở. Đó là chưa kể đến việc phải giữ nó chẳng lẽ đi đâu cũng phải xách kè kè theo. Sẽ thật phiền hà với chiếc nón bảo hiểm. Mặc dù đội nón bảo hiểm là bảo vệ tính mạng nhưng theo tôi chỉ nên mang ở những đường xa lộ hay ngoại thành, còn trong nội thành thì chỉ nên là sự tự nguyện của mỗi người không nên bắt buộc và xử phạt. (hoacomayvang16@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Nghị định của Chính phủ về quy định người ngồi trên xe mô tô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông là một chủ trương đúng đắn và cần thiết. Người vi phạm sẽ bị phạt 30 ngàn đồng và hình thức bổ sung là giam xe 3 ngày.
Hiện nay, trong TP.HCM tuy kẹt xe nhưng vẫn còn nhiều tuyến đường thông thoáng nên người lưu thông vẫn chạy nhanh, vì vậy khi va chạm ngã xuống đường vẫn gây tử vong nên việc đội mũ bảo hiểm là khả quan để giảm tai nạn giao thông.
Ông Thân Minh Khuya (phải) đang xem các câu hỏi của bạn đọc. |
* Xin hỏi ông Toàn một vấn đề sau: Theo ông, có giải pháp nào để giảm ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, trong khi dân số ngày càng tăng và nhu cầu mua sắm xe hơi của người dân ngày càng nhiều. ( phongthu@hcm.vnn.vn)
- Ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở Giao thông Công chính TP.HCM: Vừa qua Bí thư Thành Ủy và Chủ tịch UBND TP.HCM đã có buổi họp với lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành về việc triển khai các giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm. Trong đó, có các giải pháp sau:
- Tổ chức ngay việc học tập, làm việc lệch giờ.
- Tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao ý thức, chấp hành giao thông của người tham gia giao thông.
- Kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô thị và lập lại trật tự lòng lề đường.
- Khẩn trương phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Triển khai ngay các dự án cải tạo các tuyến giao thông.
- Chấn chỉnh hoạt động của mạng lưới xe buýt.
- Nghiên cứu tổ chức thu phí xe cá nhân.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình giao thông trọng điểm.
- Thành lập ngay bộ phận thường trực chỉ huy chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
- Tăng cường cưỡng chế xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 32 về việc đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe tự chế, xe 3 bánh (trừ xe của người tàn tật).
* Thưa ông Lê Toàn, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì lượng xe cộ lưu thông trên đường tăng rất nhanh. Theo tôi một giải pháp chống ùn tắc là xây dựng cầu vượt ở các ngã tư. Vậy xin hỏi ông đến bao giờ thì các dự án xây dựng cầu vượt được tiến hành và xây xong đúng tiến độ là vào năm bao nhiêu? Mong ông cho một câu trả lời cụ thể. ( thuanthcn05@yahoo.com.vn)
Ý kiến bạn đọc Nạn kẹt xe phần lớn do người đi đường không có ý thức chấp hành luật giao thông, cụ thể đi lấn tuyến, sai tuyến. Tôi có ý kiến đóng góp: Các cơ quan chức năng nên nghiên cứu ở giữa tim đường nên cho các thanh sắt phân chia ranh giới, phần các thanh sắt nên để chìm. Giờ cao điểm hoặc khi xảy ra nạn ùn tắc, những thanh sắt này sẽ bật lên phân chia 2 tuyến, lúc đó không ai có thể lấn tuyến được. Chắc chắn 1 điều nạn kẹt xe chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn. Các bạn cứ thử xem, lí do kẹt xe: giờ cao điểm, xe đông, rồi mọi người chen lấn, lấn tuyến sẽ dẫn đến kẹt xe. Tôi nghĩ 80% rơi vào trường hợp này. Còn vấn đề kỹ thuật nên làm thế nào để phân chia ranh giới giữa tim đường, xây chìm dưới đất, khi cần sử dụng thì bật lên, tôi nghĩ sẽ không khó để thực hiện phương án này. (Nguyễn Tiến Đạt, Q.1, TP.HCM)
- Ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng các cầu vượt tại các vị trí ùn tắc giao thông tại các ngã tư đã được nghiên cứu và cũng đã có một số nút được thực hiện.
Hiện nay quy hoạch giao thông của TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 101/QĐ-Ttg ngày 22.1.2007 trong đó có nội dung cải tạo hoặc xây dựng mới các nút giao thông khác mức hoặc đồng mức tập trung trên các đường vành đai, đường hướng tâm, các đường phố chính đô thị. Cuối tháng 9, Sở GTCC sẽ rà soát lại để đề xuất với thành phố danh mục ưu tiên và báo cáo tiến độ, đề xuất xây dựng tiếp các nút hiện nay đang ùn tắc nghiêm trọng.
* Nạn kẹt xe tại TP.HCM là một vấn đề nhức nhối. Nếu 50% quân số thuộc lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông đồng loạt ra đường làm nhiệm vụ, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục là chính, chỉ phạt nghiêm những trường hợp cần phải phạt (phạt nghiêm minh không có tiêu cực gì...) như thế thì sau 3 tháng liệu ý thức của người dân về chấp hành pháp luật giao thông có cải thiện tốt hơn như hiện nay không? Nếu có xin hỏi các quý lãnh đạo có làm như thế không? (chukimpq@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Việc tuyên truyền luật giao thông đường bộ là trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền, lực lượng CSGT cũng thực hiện việc tuyên truyền về luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan xí nghiệp và trường học. Việc này lực lượng CSGT làm thường xuyên. Bên cạnh việc tuyên truyền thì phải tăng cường năng lực cưỡng chế và xử phạt nghiêm để tạo ý thức cho người tham gia giao thông.
* Chúng tôi thiết nghĩ mỗi ngã tư đường nên có công an giao thông và lực lượng TNXP từ sáng sớm trước giờ cao điểm. Cụ thể từ 6h sáng và 14h chiều. Lý do: Hiện nay đa số vụ kẹt xe điều do xe gắn máy vượt tuyến và quẹo trái khi đèn xanh gây cản trở giao thông (từ 01 chiếc dần dần tăng nhanh theo cấp số cộng). Theo nghị định mới kèm theo mức tăng hình phạt đối với những lần vi phạm thứ hai, thứ ba... Cụ thể: Lưu hồ sơ xử phạt bằng hệ thống vi tính tại các địa điểm xử phạt trong vòng 1 năm kể từ ngày vi phạm thứ nhất. Tạm giữ xe với tất cả các lỗi vi phạm khi xe mang biển số tỉnh và các xe không mang tên người sử dụng có cùng địa chỉ trong giấy tờ xe. Có hình phạt nghiêm khắc với các trường dạy lái xe và cán bộ giao thông chuyên làm bằng lái giả (tamsactam@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Hiện nay, Phòng CSGT TP.HCM đã bố trí đủ cán bộ chiến sĩ ở 94 giao lộ có mật độ giao thông cao và lực lượng TNXP bố trí ở các giao lộ có mật độ giao thông thấp hơn. Thực hiện thông báo số 90 của Giám đốc CA TP.HCM về điều chỉnh bố trí lực lượng và hoạt động của CSGT trong giờ cao điểm thì bố trí ở các chốt để điều hòa giao thông từ 6h đến 8h sáng và buổi chiều từ 16h đến 18h, sau giờ cao điểm thì thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên tuyến theo địa bàn được phân công để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông.
Do mật độ giao thông tăng cao khi phương tiện vào giao lộ để quẹo trái, nhiều người tham gia lưu thông đã vi phạm lấn trái chiều đường gây mất trật tự tại giao lộ, lực lượng CSGT đã kiên quyết xử lý những trường hợp này và chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm và thiết lập trật tự tại giao lộ, các phương tiện phải dừng đúng vạch sơn và phần đường, làn đường của mình.
Việc tạm giữ phương tiện đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Toàn cảnh buổi thảo luận trực tuyến. Ảnh Đào Ngọc Thạch |
* Hiện TP.HCM có rất nhiều sinh viên, công nhân viên đang tạm trú để học tập, làm việc. Một phần không nhỏ các sinh viên, công nhân viên này có hộ khẩu ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương... Tuy khoảng cách không xa TP.HCM lắm nhưng họ đều muốn tạm trú tại TP.HCM để có điều kiện học tập hoặc làm thêm vào buổi tối tại các trung tâm Anh ngữ hay trung tâm đào tạo tại chức. Hơn nữa, sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng thì không ai muốn chạy vài chục cây số để về nhà mặc dù họ cũng không muốn ở trọ tí nào. Nếu có các tuyến xe bus được trợ giá nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, chạy khuya hơn vào buổi tối, sau giờ học thêm ở các trung tâm (khoảng 21h tới 22h) thì sẽ có không ít người sẽ đi xe bus để về nhà mà không ở lại TP.HCM. Điều này giúp TP.HCM giảm bớt gánh nặng quản lý tạm trú cũng như số lượng xe máy ngoại tỉnh lưu thông trên đường.
Trường hợp của tôi là một ví dụ. Nhà của tôi ở Biên Hòa, cách TP.HCM chỉ khoảng 30km, mất khoảng 1 giờ đi xe để về nhà. Tôi rất muốn về nhà vào buổi tối sau khi học tập, làm việc nhưng 21h đã hết xe bus nên phải chọn giải pháp là tạm trú ở TP.HCM. Tuyến xe bus khuya nhất về Biên Hòa lúc gần 21h là tuyến 150 nhưng chỉ về đến Tân Vạn. Nếu chuyến xe này có thể chạy khuya hơn và chạy thêm vào trung tâm Biên Hòa cách đó khoảng vài cây số thì sẽ không ít người như tôi đón xe bus về. Hiện giờ, tôi đã thấy có rất nhiều người gởi xe máy tại bến xe Tân Vạn để họ có thể tiếp tục đi về nhà khi xuống xe ở đây. Điều này cho thấy nhu cầu đi xe bus khuya hơn để về nhà của các sinh viên, công nhân viên tại các tỉnh lân cận TP.HCM là có thật. (nlhoa210@yahoo.com).
- Ông Phan Thái Bình - Trưởng phòng Quản lý Vận tải công nghiệp (Sở GTCC): Thay mặt Sở GTCC TP.HCM, chúng tôi xin chia sẻ với bạn cũng như những độc giả khác có nhu cầu đi xe buýt đến các tỉnh kế cận, có trợ giá.
Trước đây, chúng tôi đã tổ chức thực hiện các tuyến xe này dù thời gian chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn. Nhưng do hạn chế về vốn trợ giá nên theo chủ trương của thành phố chỉ trợ giá cho các tuyến trong thành phố. Tuy nhiên, chúng tôi xin ghi nhận ý kiến này và cũng có thể bàn với các doanh nghiệp xe buýt tổ chức những tuyến theo yêu cầu giờ đi lại của hành khách với giá phải chăng.
Bạn có thể trao đổi vấn đề này với Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải công cộng (địa chỉ 102 Ký Con, Q.1, TP.HCM; ĐT: 8216496) hoặc với Sở GTCC TP.HCM.
* Tôi thấy CSGT nước ngoài làm việc trên đường rất nghiêm, đúng tác phong, ai tham gia giao thông cũng đều nhìn thấy tín hiệu hướng dẫn giao thông từ cảnh sát. Còn ở ta CSGT đi tới đi lui thiếu nghiêm túc, lại quát tháo người dân, người tham gia giao thông không nhìn thấy CSGT của ta đâu. Vậy liệu CSGT Việt Nam có làm việc nghiêm chỉnh như CSGT đứng ở các giao lộ không? Có giải pháp gì để mọi người tham gia giao thông cũng đều nhìn thấy cảnh sát hướng dẫn một cách nghiêm túc. (chukimpq@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Lực lượng CSGT thường xuyên giáo dục cho cán bộ chiến sĩ thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy, đặc biệt trong đợt học tập đạo đức Hồ CHí Minh vừa qua, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền cho 100% cán bộ chiến sĩ và tổ chức kiểm tra nhận thức về đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ chiến sĩ. Ngoài ra chúng tôi cũng đã mời giáo sư dạy ở Trường Văn hóa đến nhằm truyền đạt về văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ khi tiếp xúc với nhân dân qua học tập. Hầu hết các cán bộ chiến sĩ đã nhận thức và khi tiếp xúc với dân đều lễ phép. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ chiến sĩ khi giải quyết ngoài hiện trường về thái độ và ngôn phong, ngôn từ chưa tốt, chúng tôi tiếp tục chấn chỉnh về tư thế tác phong tinh thần trách nhiệm của các bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ trên đường, chú trọng chấn chỉnh về tư thế tác phong, ngôn phong, ngôn từ.
* Phải chăng tình trạng kẹt xe thường xuyên tại TP.HCM là do cách điều hành giao thông của CSGT vì để đèn quá lâu làm dồn xe quá nhiều ở các nơi có chốt đèn, thậm chí có nơi xe chờ đèn xanh từ chốt đèn này qua khỏi chốt đèn kia làm xe bên kia cũng kẹt luôn (vì tôi thấy khi qua khỏi chốt đèn thì đường vẫn thông thoáng chứ có nhiều xe gì đâu. Đề nghị nên để đèn điều khiển giao thông nhanh hơn, khoảng 20 giây là vừa, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu vì đường sá ở TP.HCM bây giờ không phải là nhỏ và ít như mấy năm trước. (bonghoanghon1952@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Hiện nay, một số giao lộ đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý để thời lượng quá dài hoặc quá ngắn, nên cũng gây vấn đề ùn ứ giao thông ở một số giao lộ, việc này chung tôi tiếp tục kiểm tra và điều chỉnh cho hợp lý.
Ảnh Đào Ngọc Thạch |
* Với tư cách là một người Pháp, thường xuyên đến Việt Nam, đặc biệt tại TP.HCM để công tác, tôi thấy vấn đề giao thông tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý, kinh tế của con người và xã hội. Gây hại cho hình ảnh và uy tín của thành phố, đồng thời ảnh hưởng sâu xa hơn nữa là sự phát triển của nó. Cho nên, tôi xin phép góp ý vào buổi thảo luận trực tuyến mà báo Thanh Niên tổ chức.
Tôi tin rằng, song song với những biện pháp cần thiết, hiện đại và tốn kém như các dự án Monorail, Metro... mà Chính phủ đã phê duyệt, nên phát động một phong trào tại các trường học, cơ quan, công ty... một chiến dịch gọi là "Hãy tôn trọng người đi đường". Đặc biệt, tôn trọng người yếu đuối, trẻ em, người già, người bại liệt... Nói chung là tôn trọng quyền an toàn của người đi bộ, người qua đường, đi bộ trên hè phố... Có thể nói, tôi lái xe gắn máy tại Việt Nam khá tốt, nhưng đôi khi thấy giao thông Việt Nam đáng ngại quá. Họ đi không theo một quy tắc nào cả. Mạnh ai nấy chạy. Trên đường hỗn độn xe lớn, xe nhỏ và người đi bộ... không ai nhường ai cả. Cần phải "cải tạo" ý thức của người tham gia giao thông để thành phố mang tên Bác ngày một văn minh, xứng đáng truyền thống đoàn kết và văn hóa tinh tế của dân tộc Việt Nam. (andremenras@yahoo.com)
- Ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của bạn. Vấn đề này liên quan đến ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông nên trong các biện pháp nhằm hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, TP.HCM đặc biệt quan tâm đưa lên hàng đầu giải pháp tuyên truyền giáo dục việc chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông.
* Tôi thấy hiện tương rất khó chịu khi lưu thông trên đường đó là vượt đèn đỏ và đi ngược chiều, có người còn nhấn còi yêu cầu tránh ra cho họ đi nữa, hầu như đi ra đường là gặp. Theo tôi đây là lỗi vi phạm rất nghiêm trọng và cần xử lý kiên quyết. Tuy nhiên, tôi cảm thấy hình như cơ quan quản lý bất lực trước vi phạm này. Không biết sắp tới cơ quan chức năng có biện pháp gì để hạn chế vi phạm này? (toanphuyen@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Hiện nay trên một số giao lộ và một số tuyến đường không có lực lượng CSGT thì vẫn có một vài người tham gia giao thông vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều và đường cấm… Để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm này, lực lượng CSGT đã tăng cường công tác tuần tra cơ động trên tuyến để phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra và xử lý nghiêm hơn nữa các hành vi vi phạm như nêu trên.
* Cho cháu hỏi là lưu thông bằng phương tiện nào mới phải đội nón bảo hiểm? Hình thức xử phạt như thế nào? (poirot_t2@yahoo.com)
- Ông Thân Minh Khuya - Phó Trưởng phòng CSGT Đường bộ, CA TP.HCM: Khi điều khiển phương tiện xe gắn máy lưu thông trên đường, người điều khiển xe và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm. Nếu vi phạm thì bị phạt từ 20-40 ngàn đồng và bị giam xe 3 ngày.
* De giam bot tac nghen giao thong trong thanh pho toi gop y nhu sau: Vao gio cao diem khong cho xe buyt hoat dong vi duong xa thanh pho chua dam bao, chua du dien tich de xe buyt luu thong tai cac gio cao diem. Dong thoi cam tat ca xe tai nang luu thong trong TP. Doi voi viec doi non bao hiem khong nen bat buoc doi trong noi thanh TP vi luong xe 2 banh khong the luu thong nhanh duoc, khi co xay ra tai nan co the xu ly duoc, va thong ke TNGT trong noi thanh ti le bi chan thuong so nao rat it. Chi bat buoc doi mu bao hiem o nhung xa lo ma thoi. viec bat buoc doi mu bao hiem trong TP se gay can tro cho nguoi su dung xe may. Va khong kha thi kho lam cho dan chap hanh nghiem tuc. (minhtennis123@yahoo.com.vn)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Hiện nay lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại ngày càng gia tăng, tuy nhiên với tình hình ùn tắc giao thông như hiện nay, Sở GTCC cũng đang điều chỉnh lại một số tuyến xe buýt lưu thông cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay thành phố đã cấm xe tải lưu thông trong nội đô thành phố giờ cao điểm. Theo Nghị quyết số 32/NQ-CP đã quy định, kể từ ngày 15/12/2007 bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máy trên toàn quốc, không riêng ở TP.HCM.
* De giam bot TNGT trong TP can tap trung: 1. Giai phong via he cho thong thoang. 2. Phan luong giao thong phan biet giua xe 2 banh va 4 banh phai co rao chan phan biet. 3. Quy dinh giam bot toc do cua cac loai xe 4 banh khi vao TP. 4. Phat nang hon loi lan tuyen. (minhtennis123@yahoo.com.vn)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Hiện nay Sở GTCC đang phối hợp với các quận huyện giải tỏa lấn chiếm vỉa hè theo chỉ thị 19/CT-UBND. Việc đặt dải phân cách giữa làn xe ôtô và xe 2 bánh đang được Sở GTCC nghiên cứu lắp đặt trên các tuyến đường có đủ chiều rộng thích hợp. Hiện nay các loại xe lưu thông trong nội đô thành phố theo tốc độ quy định của Bộ GTVT, Sở GTCC chỉ lắp đặt biển hạn chế tốc độ tại các khu vực đặc thù. Việc phạt lỗi vi phạm giao thông lấn trái được quy định trong quyết định 146/QĐ-CP.
Trao đổi về các vấn đề của buổi thảo luận trực tuyến. |
* Hạ tầng cơ sở hiện nay không đáp ứng kịp nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh, đây chính là vấn đề nổi cộm hiện nay. Chính phủ đã quan tâm thế nào về vấn đề này? Giải tỏa những điểm nóng kẹt xe hay xây dựng nhanh hệ thống cầu đường mới đủ để cho người tham gia giao thông cảm thấy thoải mài và an toàn hơn. (trphong@gmail.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Thành phố đang triển khai xây dựng theo quy hoạch giao thông được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đến năm 2020, tuy nhiên để giải quyết việc ùn tắc giao thông cần phải có nhiều giải pháp tổng hợp, việc mở rộng đường chỉ là một trong những giải pháp.
* Khi nào vấn đề ách tắc giao thông tại Cầu Bông và ngã tư Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng được giải quyết. Tôi đi về ngày 2 bận luôn bị kẹt xe và hít khói bụi. Hiện tôi luôn bị viêm mũi dị ứng hít thở rất khó khăn. Câu hỏi kế tiếp là tại sao ống khói của xe buýt và xe tải không thiết kế thêm đoạn ống phụ phun khói lên trời cách mặt đất từ 3m trở lên. Tuy có thêm chút chi phí nhưng để xịt thẳng khói vào mặt người đi đường làm tăng bệnh đường hô hấp. Chi phí chữa bệnh còn cao hơn nhiều. (tuankhanh.nguyen@tungfeng.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Xe buýt được thiết kế theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT, chúng tôi ghi nhận ý kiến này và sẽ đề xuất cơ quan quản lý nghiên cứu.
* Theo tôi biết thì dự án 1 tuyến Metro có trị giá khoảng từ 10.000 tỷ VNĐ đến 20.000 tỷ VNĐ. Trong khi đó 1 năm TP.HCM ước tính thiệt hại khoảng 14.000 tỷ VNĐ do vấn nạn kẹt xe. Vậy khó khăn gì mà TP.HCM vẫn chưa thể triển khai thực hiện ngay được các dự án Metro? (thangnv@sacombankleasing.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Hiện nay tuyến số 1 đang được triển khai thực hiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2013.
* Để giải quyết vấn đề kẹt xe tạm thời trước mắt, theo riêng bản thân tôi: 1. Hỗ trợ miễn phí cho các em, cháu học sinh - sinh viên khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt khi đi đến trường. 2. Tăng tiền vé xe đối với các đối tượng khác khi đi xe buýt (để bù đáp kinh phí cho các em học sinh). 3. Phân tuyến, đấu thầu cho các nhà xe buýt chạy các tuyến đường cụ thể. Vì tôi thường xuyên thấy có rất nhiều xe chạy cùng tuyến (xe trước và xe sau chỉ cách nhau 20m) mà trên xe chỉ có vài hành khách. Như vậy các xe buýt sẽ làm việc chưa đúng công xuất. (nguyencongkiemkkkvib@yahoo.com.vn)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Hiện nay Thành phố đã có chính sách hỗ trợ cho các em học sinh và sinh viên đi học: trợ giá cho học sinh là 2.830 đồng/1 lượt/em trong nội thành, đối với huyện Cần Giờ là 3.537 đồng/ 1 lượt/em, vé tháng cho sinh viên là 60.000 đồng/tuyến, đi liên tuyến là 110.000 đồng (so với đối tượng khác là 90.000 đồng/tuyến và 155.000 đồng cho liên tuyến). Việc phân tuyến cho các tuyến xe buýt đang được triển khai công tác đấu thầu, Sở GTCC đang rà soát lại số tuyến và số chuyến để tăng hiệu quả.
* TÔI LÀ NGƯỜI DN SỐNG Ở ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG. MỌI NGÀY KHI ĐI LÀM, TÔI NHẬN THẤY KẸT XE THƯỜNG XẢY RA NGHIÊM TRỌNG Ở BA ĐIỂM: NGÃ TƯ TRẦN QUANG KHẢI - HAI BÀ TRƯNG; NGÃ BA TRẦN QUỐC TOẢN - HAI BÀ TRƯNG VÀ NGÃ TƯ VÕ THỊ SÁU - HAI BÀ TRƯNG. THEO Ý KIẾN CỦA TÔI, SỞ GTCC NÊN PHN LUỒNG 1 CHIỀU ĐƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN HOẶC MỘT ĐOẠN NÀO ĐÓ TRÊN ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG (TRONG NHỮNG KHÚC ĐƯỜNG TRÊN) ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG KẸT XE. (all_about_me_everytime@yahoo.com)
- Ông Lê Toàn - Phó Giám đốc Sở GTCC TP.HCM: Cám ơn ký kiến của bạn, Sở GTCC ghi nhận và sẽ nghiên cứu đề xuất của bạn.
Thanhnien Online
(thực hiện)
Bình luận (0)