- Góp ý bằng thái độ chân thành, khiêm nhường, đặc biệt khi bạn phát hiện ra thầy cô "lỡ" có sai sót gì về mặt kiến thức chuyên môn. Không ai biết hết mọi thứ, kể cả người "uyên bác nhất lớp" như thầy cô, nên bạn phải góp ý thật nhẹ nhàng, đừng tỏ vẻ lên lớp, dạy đời hay hả hê khi phát hiện ra thiếu sót đó nhé. Nhất là trong khi, phát hiện của bạn chưa chắc... đúng!
- Góp ý về phương pháp giảng dạy của thầy cô: Mỗi giáo viên đều có một cách giảng dạy riêng của mình, nếu bạn thấy mình không hợp với phong cách đó, chưa chắc những học sinh khác cũng nghĩ như bạn. Tuy nhiên, cần mạnh dạn phát biểu cảm tưởng với thầy cô, là bậc... thầy trong chuyện truyền đạt, họ sẽ biết cách điều chỉnh để bạn có thể tiếp thu tốt hơn.
- Góp ý về thái độ của thầy cô: Thầy bạn thường xuyên cho trò "leo cây"? Giáo viên môn Văn của bạn có vẻ "đì" những học trò chữ xấu? Thầy bạn "thiên vị" học trò nữ hơn các bạn nam? Đây là những khía cạnh "nhạy cảm" và khó đánh giá chính xác, vì vậy nếu chưa phải là chuyện gì nghiêm trọng hay lặp lại nhiều lần, bạn hãy tỏ ra thông cảm và... quên đi. Nếu thấy thái độ của thầy cô có ảnh hưởng đến việc học tập của mình và tập thể, cần bàn bạc với các bạn (xem mọi người có cùng nhận xét như bạn không?) để cùng nhau lựa lời góp ý thẳng thắn mà không làm thầy cô phật lòng.
Quan điểm "giáo dục là một ngành kinh doanh" đang khá phổ biến và được nhiều người đồng tình, tuy nhiên, tôn sư trọng đạo cũng là một nét đẹp cần được giữ gìn. Hãy dung hòa giữa lối suy nghĩ hiện đại và truyền thống để mối quan hệ thầy - trò vừa thoải mái, gần gũi như bạn bè mà vẫn đầy tôn trọng, tin cậy lẫn nhau.
H.Triêu
Bình luận (0)