Chiếc cốc có tên gọi Lycurgus Cup được chế tác từ 1.600 năm trước được coi là mẫu hình của công nghệ nano thời xưa, theo các chuyên gia.
Lycurgus Cup được coi là chén thánh, được làm bằng kính lưỡng sắc. Nó sẽ xuất hiện màu xanh lá cây khi được chiếu sáng từ phía trước và chuyển sang màu đỏ khi chiếu sáng từ phía sau.
Chén thánh này, đang được trưng bày ở Bảo tàng London, được chế tác như công nghệ nano hiện đại. Theo tạp chí Smithsonian thì mãi đến năm 1990 các nhà khoa học mới hiểu được bí ẩn của chiếc cốc đổi màu sau nhiều bối rối qua nhiều thập niên trước đó. Sau khi nghiên cứu một số mảnh vỡ dưới kính hiển vi, các nhà khoa học nhận thấy người La Mã xưa đã tẩm vào chiếc cốc những hạt bạc và vàng có kính cỡ chỉ khoảng 50 nanomet - tức 1.000 lần nhỏ hơn một hạt muối. Mức độ chính xác làm kinh ngạc các chuyên gia về công nghệ nano xưa.
Báo Daily Mail dẫn lời nhà khảo cổ học Ian Freestone tại Đại học London, người nghiên cứu tính chất quang học khác thường của chén thánh gọi đây là một kỳ tích. Còn Gang Logan Liu, kỹ sư công nghệ nano tại Đại học Illinois tin rằng người La Mã xưa biết sử dụng các hạt nano để làm đẹp các sản phẩm. Những nghiên cứu gần đây về Lycurgus Cup cho thấy có thể ứng dụng kỹ thuật sản xuất này vào việc phát hiện mầm bệnh qua mẫu nước bọt, nước tiểu và xác định chất lỏng độc hại mà những kẻ khủng bố có thể mang lên máy bay.
Song Mai
>> Ứng dụng nano bạc phòng ngừa bệnh tôm
>> Dùng nano bảo quản di tích
>> Sơn nano chống đạn làm từ trấu
>> Bọt biển nano hút độc
Bình luận (0)