Xuất hiện web giả mạo lừa nạp thẻ điện thoại

23/03/2015 18:18 GMT+7

(TNO) Xác nhận với Thanh Niên Online, ngày 23.3 bà Phạm Thị Vân Anh - Ban Truyền thông FPT - cho biết trong vài ngày gần đây bộ phận chăm sóc khách hàng của FPT Telecom đã nhận được nhiều thông tin đóng góp từ phía khách hàng về việc xuất hiện một trang web giả mạo có khả năng tăng nhiều lần giá trị nạp thẻ.

(TNO) Xác nhận vớiThanh Niên Online, ngày 23.3 bà Phạm Thị Vân Anh - Ban Truyền thông FPT - cho biết trong vài ngày gần đây bộ phận chăm sóc khách hàng của FPT Telecom đã nhận được nhiều thông tin đóng góp từ phía khách hàng về việc xuất hiện một trang web giả mạo có khả năng tăng nhiều lần giá trị nạp thẻ.

Giao diện trang web lừa đảo lấy logo và hình ảnh của FPT để tạo lòng tin cho người dùng - Ảnh chụp màn hình
Theo đó, kẻ lừa đảo đã tạo ra một trang web mới tại địa chỉ http://napcuocvienthong24h.com, với hình thức sử dụng logo, hình ảnh, tên công ty FPT, nhằm tạo sự tin tưởng cho người truy cập trang web và kêu gọi mọi người có thể thanh toán cước viễn thông, nạp thẻ cào điện thoại… thông qua trang web này.

Đáng lưu ý, trang web còn đưa ra các thông tin đầy hấp dẫn để dụ người dùng như, nếu thực hiện theo cách thức nạp qua trang web (cung cấp số Seri, mã thẻ và số điện thoại) thì điện thoại người nhập sẽ được tăng giá trị thẻ nạp lên gấp 5 hoặc 10 lần (tức nếu nhập thông tin thẻ cào điện thoại trị giá 100.000 VNĐ sẽ nhận được tới 500.000 VNĐ vào tài khoản).

Phía FPT cho biết: “Với các chương trình khuyến mãi, chúng tôi sẽ thông báo tới khách hàng bằng cách gọi điện thoại trực tiếp, hoặc trên những trang thông tin chính thống”. Hiện tại, FPT Telecom chỉ có website chính thức là www.fpt.vn www.member.fpt.vn.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết trang web lừa đảo nói trên cũng là một trong những biến tướng từ những trang web giả mạo nạp thẻ điện thoại, đang bùng phát theo dạng gửi tin nhắn phát tán trên các trang diễn đàn, mạng xã hội Facebook trong thời gian gần đây tại Việt Nam.

Kẻ lừa đảo liên tục tạo ra những xu hướng làm giả mới để tạo lòng tin cho người dùng, đây cũng là biến tướng từ phong trào “Ông chú ở Viettel” - một trong các hình thức lừa đảo phổ biến được sử dụng rộng rãi trên Facebook trong năm 2014. Trước sự phổ biến của hình thức lừa đảo này, vào cuối năm 2014 Viettel và VinaPhone đều đã ra thông báo khẳng định các nhà mạng không có chương trình khuyến mãi đặc biệt nào có khả năng tăng giá trị nạp thẻ lên gấp nhiều lần như thông tin mà các trang web lừa đảo chia sẻ.

Ông Tuấn Anh cũng khuyến cáo, nếu đọc phải thông tin chia sẻ nhân giá trị thẻ nạp lên gấp nhiều lần ở các trang web lạ, người dùng tuyệt đối không nên thực hiện theo các bước hướng dẫn từ trang web cung cấp. Bởi lẽ, các chương trình khuyến mại do các nhà mạng triển khai sẽ được thông báo công khai trên website của các nhà mạng hoặc gửi tin nhắn trực tiếp đến thuê bao khách hàng thông qua các đầu số 199 (Viettel), 090 (MobiFone), các tổng đài hỗ trợ khách hàng 9191/9192 (VinaPhone).
Một điều cần lưu ý là các trang web ghi thông tin tăng tiền nạp thẻ dù sử dụng hình thức lừa đảo nào cũng đều sử dụng tên miền và máy chủ đặt tại nước ngoài (để dễ tránh bị quản lý và dễ dàng xóa bỏ khi không cần dùng đến). Chính vì thế, để tránh bị lừa đảo thì người dùng phải tự mình cảnh giác với các thông tin chia sẻ dạng này. Ngoài ra, nếu phải thực hiện việc nạp thẻ cho điện thoại của mình, chỉ nên thực hiện việc giao dịch tại trang web nạp thẻ trực tuyến do chính nhà mạng cung cấp, ông Tuấn Anh chia sẻ thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.