Theo Reuters, Anh là quốc gia hứng chịu khá nhiều vụ khủng bố, và chỉ riêng trong năm 2017 vừa qua đã bị tấn công 2 lần vào tháng 3 và 6 khiến 36 người thiệt mạng. Sau các cuộc tấn công này, thủ tưởng Anh đã tăng cường các quy định về không gian mạng và yêu cầu Thung lũng Silicon cũng có những nỗ lực nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.
Một quan chức của chính phủ Anh đã cáo buộc các hãng công nghệ bán dữ liệu của người dùng nhưng lại không cung cấp cho chính phủ và buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ cho các chương trình chống khủng bố, giám sát và các hoạt động an ninh khác. Và ông cũng tin rằng các hãng này luôn đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn của công chúng.
tin liên quan
Facebook tìm cách mới chống tin tức giả mạoĐáp lại, người phát ngôn của Facebook tin rằng chính phủ Anh hoàn toàn không có cơ sở khi nhận định hãng đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn của công chúng, đặc biệt trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong một email gửi đi, ông nhấn mạnh rằng Facebook đã đầu tư hàng triệu bảng vào con người và công nghệ để xác định cũng như loại bỏ các nội dung khủng bố xuất hiện trên mạng xã hội này.
Facebook cho biết họ đã loại bỏ 83% các nội dung khủng bố đưa lên mạng xã hội trong vòng một giờ sau khi được tìm thấy. Hãng cũng cho biết có kế hoạch tăng cường gấp đôi nhân lực vào đội an ninh lên con số 20,000 trong năm 2018.
Trong khi đó người đại diện YouTube của Google nhấn mạnh trong năm 2017 hãng đã có những bước tiến quan trọng đầu tư vào công nghệ học máy, tuyển thêm người đánh giá, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia và công ty khác trong việc lọc nội dung khủng bố.
Hãng YouTube nói rằng sự tiến bộ trong việc học máy đồng nghĩa 83% nội dung cực đoan bạo lực đã được gỡ bỏ mà không cần người dùng gắn cờ.
Bình luận (0)