LG muốn các thiết bị gia đình thông minh hơn nhờ ThinQ

Thành Luân
Thành Luân
24/04/2018 10:48 GMT+7

Trong một sự kiện đang diễn ra tại Hàn Quốc, nhà sản xuất LG đã chia sẻ chi tiết hơn về ThinQ - nền tảng cho các thiết bị thông minh, sẽ được hãng tập trung phát triển trong thời gian tới.

LG InnoFest 2018 là sự kiện hằng năm của LG nhằm giới thiệu sự đa dạng trong các sản phẩm của hãng, bao gồm thiết bị điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng, đến các đối tác kinh doanh trong khu vực, nhà bán lẻ và phương tiện truyền thông. Ngoài các sản phẩm, LG còn nói chi tiết hơn về một chủ đề liên quan đến nhà thông minh thông qua nền tảng ThinQ.
Khởi đầu từ DeepThinQ, nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng trong các thiết bị gia dụng thông minh và kết nối, ThinQ được LG ra mắt vào đầu năm nay hướng đến một loạt sản phẩm điện tử mới mẻ hơn.
LG hướng ThinQ trở thành nền tảng AI quan trọng để vận hành hoạt động của hàng loạt thiết bị thông minh, không chỉ gia dụng và kết nối mà còn cả những smartphone cao cấp của hãng như V30S ThinQ hay sắp tới là G7 ThinQ.
Các sản phẩm mang thương hiệu ThinQ sẽ được xử lý bởi AI, có thể giao tiếp với nhau và sử dụng công nghệ máy học nâng cao của LG để hiểu rõ hơn về thói quen và nhu cầu của người sử dụng.
Người dùng có thể dùng giọng nói để biết được những món ăn nào đang được để trong tủ lạnh Ảnh: T.Luân
Ngoài ra, cũng giống như DeepThinQ trước đó, các sản phẩm sẽ sử dụng công nghệ trợ lý ảo của các công ty khác. Ví dụ, LG đang phát hành một phiên bản cập nhật của tủ lạnh Instaview tích hợp Amazon Alexa có khả năng “giao tiếp” với lò nướng kết nối và thậm chí là máy rửa chén. Và nhiều sản phẩm thông minh khác của nó sẽ có thể được điều khiển bởi Google Assistant.
Cũng nhắc lại về công nghệ DeepThinQ trước đó. AI này được LG thiết kế để cung cấp bộ não cho các sản phẩm điện tử để chúng có thể dự đoán nhu cầu của người dùng và điều chỉnh các hành vi khác nhau cho phù hợp. Những biểu hiện theo những cách khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm. Ví dụ, robot hút bụi Hom-Bot hàng đầu của LG sử dụng công nghệ DeepThinQ để nhận ra các vật thể xung quanh một căn phòng và đưa ra phản ứng tương ứng.
Nó thậm chí cũng có thể cho biết sự khác biệt giữa một chiếc ghế và một con người. Trong khi đó, tủ lạnh với công nghệ DeepThinQ có thể phân tích cách sử dụng và cách ăn uống.
Việc ra lệnh các thiết bị đều có thể điều khiển được bằng giọng nói Ảnh: T.Luân
Các sản phẩm mới dưới thương hiệu LG ThinQ ra mắt trong thời gian qua đều có khả năng làm việc với công nghệ AI của LG. Nó bao gồm điều hòa không khí LG Dualcool ThinQ Stand Invertor, có tính năng điều khiển bằng giọng nói để chủ sở hữu có thể kiểm soát luồng không khí từ một phòng khác. Và nó sử dụng công nghệ DeepThinQ để hướng luồng không khí nhiều hơn tới các cá nhân trong phòng dựa vào khả năng nhận dạng không gian. Nó cũng có thể điều chỉnh cường độ của luồng không khí nhờ vào các cảm biến biết được các cá nhân gần gũi với thiết bị như thế nào.
Cũng nằm trong phạm vi công nghệ LG ThinQ là TV OLED và Super UHD 2018 mà LG đã và đang chuẩn bị phát hành. Chúng được tích hợp sẵn DeepThinQ AI, giúp tăng cường khả năng điều khiển và nhận dạng giọng nói thông qua điều khiển từ xa đi kèm.
Do đó, bạn có thể tìm kiếm nội dung cụ thể thông qua các lệnh đơn giản, chẳng hạn “show me films starring Tom Cruise” sẽ đưa về kết quả những bộ phim có sự tham gia của Tom Cruise. Công nghệ này thậm chí sẽ chuyển sang các kênh trong EPG có nội dung chính xác. Bạn cũng có thể yêu cầu TV “switch off after this programme has finished” để nó tắt sau khi chương trình kết thúc…
Như đã đề cập trước đó, các smartphone V30S ThinQ và G7 ThinQ (sắp ra mắt) cũng tích hợp công nghệ AI nói trên, và nhiều sản phẩm khác sẽ sớm được thêm vào trong thời gian tới.
Bên cạnh đó còn có những hệ thống loa soundbar ThinQ hỗ trợ cả trợ lý ảo Google Assistant hay những robot thông minh dành cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.