Một cô gái gốc Việt phát minh ra pin có khả năng kéo dài đến 400 năm

16/09/2016 10:19 GMT+7

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học California Irvine Mỹ (UCI) đã vô tình phát minh ra một loại pin có chu kỳ sạc đến 200.000 lần, mở ra tương lai về loại pin có thể sử dụng tới hàng trăm năm.

Theo Engadget, một thử nghiệm kéo dài khoảng 3 tháng và cô gái gốc Việt Mya Le Thai, trưởng nhóm nghiên cứu đã vô tình phát triển ra nanobattery sau khi cô phủ một tập hợp các sợi nano vàng trong dioxide mangan, sau đó đóng gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas.
Thông thường các sợi nano sẽ bị gãy sau khoảng chu kỳ sạc/xả tối đa 8.000 lần. Tuy nhiên, các kiểm tra cho thấy pin kéo dài lâu hơn, và gần như nguyên vẹn sau nhiều lần sạc/xả, có nghĩa sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Một máy tính xách tay chỉ được đánh giá đạt khoảng vài trăm lần chu kỳ sạc/xả, và nếu pin của UCI được sử dụng thì tuổi đời mà pin trên những chiếc máy tính xách tay có thể kéo dài đến 400 năm.
Chủ nhiệm bộ môn hóa học của UCI - Reginald Penner cho biết việc cô Le Thai sử dụng lớp gel rất mỏng là nguyên nhân chính giúp tạo ra pin có khả năng sạc đi sạc lại đến hàng trăm ngàn lần mà không mất đi năng lực. Đó là con số ấn tượng, bởi thông thường điều này chỉ đạt được sau khoảng 5.000, 6.000 hoặc 7.000 lần sạc/xả.
Mặc dù vậy, nanobattery của UCI vẫn còn trong giai đoạn phát triển, và họ vẫn cần một thời gian dài để hoàn thiện và đưa đến các nhà sản xuất trước khi đưa vào hoạt động thương mại.
Được biết, Mya Le Thai là cô gái gốc Việt từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng tiên phong thuộc Bộ Năng lượng Mỹ vào năm 2015, trước khi đến UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho sinh viên nghiên cứu về công nghệ nano. Hiện cô Mya Le Thai đang theo đuổi chương trình tiến sĩ hóa học vật lý tại UCI.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.