Đó là thời khắc bạn rồ ga ngay trước khi đèn giao thông đổi màu, hoặc khi nào cần phải bắt đầu hát đoạn kế tiếp của bài nhạc yêu thích trước khi nốt nhạc đầu tiên vang lên. Nếu chú ý suy ngẫm, dường như cơ thể bạn biết trước nhiều chuyện và luôn phản ứng sớm hơn một bước.
Theo các chuyên gia của Đại học California tại Berkeley (California, Mỹ), điều này xảy ra do não bộ của con người đang cùng lúc chạy hai “đồng hồ” sinh học. Trong đó, một “đồng hồ” dựa trên những kinh nghiệm được rút tỉa trong quá khứ, và cái thứ hai phụ thuộc vào nhịp sinh học. Khi gộp lại, cả hai đóng vai trò then chốt cho phép chúng ta có thể di chuyển trong thế giới này.
tin liên quan
Điểm yếu của trí tuệ nhân tạo: Học mà không… hiểuPhát hiện mới, được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences journal, cũng cung cấp một khía cạnh mới về cách thức con người nhanh chóng tính toán họ sẽ phải phản ứng như thế nào trong một hoàn cảnh nào đó.
“Cùng với nhau, những hệ thống não trên cho phép con người chúng ta không chỉ tồn tại vào thời khắc này, mà còn tích cực tham gia vào tương lai”, một tác giả khác là tiến sĩ Richard Ivry nhận định. Để tìm ra sự khác biệt, hai chuyên gia Breska và Ivry đã nghiên cứu khả năng biết trước của người bình thường và người mắc chứng Parkinson cũng như thoái hóa tiểu não. Họ liên kết một “đồng hồ” với hạch nền (chỉ nhân nằm sâu trong hai bán cầu não) và “đồng hồ” còn lại với tiểu não. Cả hạch nền và tiểu não đều là những khu vực chủ chốt của não có chức năng điều hòa chuyển động và nhận thức. Dựa trên dữ liệu thu thập được, các chuyên gia Mỹ phát hiện nếu một trong hai “đồng hồ” vì vấn đề gì đó không được bật lên, “đồng hồ” thứ hai lập tức thế chỗ.
Phát hiện trên mở ra một hướng tiếp cận mới cho những bệnh nhân Parkinson và thoái hóa tiểu não. Theo đó, các chuyên gia có thể điều chỉnh lại môi trường xung quanh để giúp người bệnh tương tác được với thế giới bên ngoài dù bộ não của họ gặp trục trặc.
Bình luận