Cuộc đụng độ là không thể tránh khỏi
Theo Androidauthority, ông Nhậm Chính Phi cho biết đã thấy trước cuộc đụng độ với chính phủ Mỹ, nói rằng đây là vấn đề thời gian trước khi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đe dọa lợi ích của Mỹ. “Chúng tôi đã hy sinh lợi ích của các cá nhân và gia đình vì lý tưởng, để đứng trên đỉnh thế giới. Vì lý tưởng này, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra xung đột với Mỹ”, ông Nhậm nói với truyền thông Trung Quốc.
|
Như đã biết, chính phủ Mỹ tuần trước đưa Huawei và các chi nhánh của hãng vào một danh sách đen thương mại, hạn chế công ty có trụ sở tại Thâm Quyến mua dịch vụ và các bộ phận từ các công ty Mỹ mà không được sự chấp thuận. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei do gây ra rủi ro an ninh quốc gia.
Theo Bloomberg, các tập đoàn hàng đầu của Mỹ gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom đã nói với nhân viên của họ rằng họ sẽ không cung cấp thành phần cho Huawei cho đến khi có thông báo mới. Google cũng đã đình chỉ quyền truy cập vào một số dịch vụ cho các thiết bị Android mới của Huawei.
|
Ông Nhậm cho biết lệnh cấm của Mỹ không có tác động đến các kế hoạch 5G của công ty, và các đối thủ của họ sẽ không thể bắt kịp công ty trong ít nhất hai đến ba năm.
Không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch công ty
tin liên quan
Số phận Huawei ra sao khi ARM 'nổ phát súng'?Chủ tịch Teresa He Tingbo của HiSilicon, bộ phận bán dẫn thuộc sở hữu của Huawei chuyên sản xuất chip cho smartphone và máy chủ doanh nghiệp, cho biết họ đã chuẩn bị trong nhiều năm để đối phó với một kịch bản như Mỹ cắt quyền truy cập vào chip và công nghệ tiên tiến.
HiSilicon được cho là đã dành các nguồn lực quan trọng để xây dựng một bản sao lưu để đảm bảo sự tồn tại của nhóm. Với việc Mỹ đưa Huawei và các chi nhánh của nó vào danh sách đen thương mại, kế hoạch dự phòng đó sẽ được sử dụng và sẽ đảm bảo an toàn chiến lược cho hầu hết các sản phẩm công ty và nguồn cung liên tục của hầu hết các sản phẩm.
|
CEO Huawei - Richard Yu, cũng đã xác nhận rằng công ty có kế hoạch phát triển hệ điều hành cho điện thoại thông minh và máy tính trong trường hợp các công ty công nghệ Mỹ không còn cung cấp nữa.
Ông Nhậm nói rằng Huawei dễ dàng từ bỏ chip Mỹ nhờ có bản sao lưu, do đó họ có thể sản xuất chất bán dẫn chất lượng của Mỹ. Mặc dù vậy, ưu tiên của Huawei vẫn là mua các chip đến từ Mỹ. Ông cũng bày tỏ sự biết ơn của mình đối với các công ty Mỹ, những người đã đóng góp rất nhiều cho Huawei. Theo ông, nhiều chuyên gia tư vấn của Huawei đến từ các công ty Mỹ như IBM, và cuộc khủng hoảng đến từ các chính trị gia Mỹ chứ không phải là các công ty Mỹ.
|
Khi được hỏi cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu cho Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi nói rằng câu hỏi nên được hướng vào ông Trump.
Liên quan đến vấn đề Panasonic đình chỉ kinh doanh với Huawei, theo bản tin cập nhật mới nhất của Reuters thì Panasonic vừa đưa ra thông báo họ vẫn tiếp tục các thỏa thuận với Huawei ở thời điểm hiện tại một cách bình thường.
Bình luận (0)