Quân đội Mỹ quan tâm thiết bị thực tế ảo giá hơn 11.000 USD

Thu Thảo
Thu Thảo
09/10/2018 13:07 GMT+7

Hãng Đức Siemens, công ty Atomico và EQT Ventures vừa đầu tư vào startup phát triển hệ thống thực tế ảo (VR) có tính đổi mới cho ngành công nghiệp nặng.

Theo Bloomberg và CNBC, công ty Phần Lan Varjo Technologies vừa công bố bảo đảm được 31 triệu USD từ vòng tài trợ, vốn có sự tham gia của hãng đầu tư mạo hiểm toàn cầu Next47 của Siemens, Atomico, EQT Ventures và Lifeline Ventures,
Nhiều công ty sản xuất bộ tai nghe và kính thực tế ảo đặt mục tiêu vào người tiêu dùng thường có xu hướng ngày càng rẻ hơn, song startup Bắc Âu này lại lấy lòng nhà đầu tư bằng hướng đi ngược lại. Varjo phát triển bộ thiết bị thực tế tăng cường (AR) với độ phân giải hình ảnh cao hơn đáng kể so với các đối thủ, có giá từ 5.000 - 10.000 EUR, khoảng 5.768 - 11.500 USD.
Hãng Varjo có trụ sở ở Helsinki, được cựu nhân viên Nokia và Microsoft sáng lập. Vòng gọi vốn mới nhất đưa tổng số tiền vốn huy động được của Varjo lên 46 triệu USD.
Bộ thiết bị Bionic Display của Varjo Ảnh: Varjo
Varjo cung cấp bộ thiết bị thực tế ảo công nghiệp, cho phép người dùng nhìn thấy VR với độ phân giải tương tự như mắt người. Hãng cho rằng điều này sẽ mang tính biến đổi với các ngành công nghiệp thúc đẩy bởi hoạt động thiết kế như kiến trúc, kỹ thuật và hàng không vũ trụ.
Startup này hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như Airbus, Volkswagen, Audi và Volvo, tối ưu hóa bộ tai nghe và kính cho nhu cầu doanh nghiệp dù sản phẩm sẽ không ra mắt cho đến cuối năm nay. Nửa đầu năm 2019, hãng sẽ bổ sung tính năng thực tế hỗn hợp cho sản phẩm.
Đầu năm nay, Facebook tung Oculus Go, thiết bị 199 USD hoạt động mà không bị buộc liên kết vào máy tính. Công ty cũng giảm giá sản phẩm Oculus Rift cao cấp xuống còn 399 USD, trong khi bộ Vive VR của HTC cũng được bán với giá vài trăm USD.
So sánh chất lượng hình ảnh của kính Oculus và Varjo Ảnh: Engadget
Khác với Facebook và HTC, Varjo không quảng bá sản phẩm vốn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm của họ ra công chúng. Hãng nhắm vào ngành công nghiệp ô tô, kiến trúc và quân đội chứ không phải người tiêu dùng bình thường. Cả BMW và Không quân Mỹ đều nằm trong số các doanh nghiệp ký tên thử nghiệm thiết bị của Varjo. Vì tập trung vào doanh nghiệp, sản phẩm không nhạy cảm với giá cả.
Một số hãng khác cũng nhìn thấy cơ hội từ mảng VR cho doanh nghiệp. Hồi tháng 9, Magic Leap thúc đẩy hợp đồng với quân đội Mỹ để xây dựng thiết bị AR cho quân nhân sử dụng trong các nhiệm vụ chiến đấu.
Đối thủ chính của Magic Leap là HoloLens của Microsoft. Nhân viên cả hai hãng vừa tham dự cuộc họp quân đội vào tháng 8 với tư cách hai nhà thầu tiềm năng cho một hợp đồng với chính phủ. Quân đội Mỹ có thể mua đến hơn 100.000 bộ thiết bị. Năm 2016, Hệ thống C2 của quân đội Israel mua 2 kính HoloLens để cải thiện chiến lược chiến trường và nhân viên trong lĩnh vực đào tạo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.