Thói quen xem nội dung bản quyền tại Việt Nam khi nào mới thay đổi?

15/03/2016 19:44 GMT+7

2016 được xem là năm bùng nổ cho các đơn vị cung cấp nội dung bản quyền tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đó là tới bao giờ việc xem, đọc các nội dung bản quyền mới được chọn lựa?

2016 được xem là năm bùng nổ cho các đơn vị cung cấp nội dung bản quyền tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đó là tới bao giờ việc xem, đọc các nội dung bản quyền mới được chọn lựa?

Netflix từng làm nóng chủ đề nội dung bản quyền tại Việt Nam - Ảnh: ReutersNetflix từng làm nóng chủ đề nội dung bản quyền tại Việt Nam - Ảnh: Reuters
Từ lâu, vấn đề xem, đọc các nội dung bản quyền như phim ảnh, báo chí hay các ấn phẩm truyền thông được nhiều người Việt bàn tới.

Tuy nhiên, khi các đơn vị kinh doanh nội dung bản quyền trong nước chưa thực sự lớn mạnh, nội dung chưa phong phú, đủ sức thuyết phục người xem thì đây vẫn chỉ là những câu chuyện phiếm mà thôi.

Đó là vấn đề của nhiều năm về trước, khi các mạng xã hội chưa thực sự phát triển, người dùng vẫn chỉ sống trong cái vỏ bọc internet cũ kỹ. Tới thời điểm hiện tại, khi nhu cầu nghe nhìn của người dùng Việt tăng cao đột biến, các mạng xã hội như YouTube, Facebook hay Twitter đang  trở nên chật chột, đây lại chủ đề được tranh luận rất sôi nổi.

Gần đây nhất, người ta đã nói rất nhiều về Netflix, một dịch vụ chuyên cung cấp các nội dung xem phim, các show truyền hình bản quyền tại Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam.
Xem phim tại rạp cũng là một thói quen cần phát huy - Ảnh: CGV
Trong đó, lợi ích mà người Việt nhận được chính là việc có theo dõi các nội dung đã được bảo hộ, có bản quyền nghiêm ngặt vốn phải mất tiền để có được.

Điều này cho thấy nhu cầu đọc, xem các nội dung bản quyền tại nước ta là có thật, nhất là với lĩnh vực giải trí. Minh chứng là các rạp chiếu phim luôn chật ních người, các kênh cung cấp nội dung bản quyền luôn đầy ắp các thuê bao hằng tháng.

Đây chính là thời điểm mà nội dung bản quyền lên ngôi

Như đã đề cập ở trên, 2 trong số các hình thức phổ biến nhất của nội dung bản quyền tại Việt Nam được nhiều người quan tâm hiện nay là xem phim và các kênh thông tin đại chúng.

Xem phim tại rạp có thể coi là một biểu hiện tốt của giới trẻ đối với lĩnh vực nội dung bản quyền. Nghĩa là chúng ta buộc phải trả tiền cho những bộ phim đã được bảo hộ, được đăng ký rõ ràng.

Tất nhiên, để kéo được khán giả ra rạp xem phim, các nhà làm nội dung cũng phải tốn rất nhiều công sức. Đầu tiên là việc đem tới những nội dung hấp dẫn, phong phú, cung cấp đúng những gì mà khách hàng cần.

Sau đó, các nội dung, bộ phim này cũng phải được bảo vệ kỹ càng. Bởi nếu phim chưa hoặc đang công chiếu mà nội dung phim lại lọt ra ngoài thì sẽ chẳng có ai bỏ tiền ra xem ngoài rạp nữa.
Truyền hình FPT đang thành công trong việc cung cấp các nội dung, giải trí hấp dẫn cho người dùng - Ảnh: FPT
Tương tự như vậy, về các dịch vụ xem phim theo yêu cầu có bản quyền cũng đang dần nở rộ tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, điển hình gần đây nhất người xem có thể thấy đó là sự xuất hiện của Fim+ và Danet là những dịch vụ xem phim trực tuyến có bản quyền đầu tiên trên thị trường.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới các gương mặt trên thị trường truyền hình nội địa như: MyTV của VNPT Media, NextTV của Viettel và Truyền hình FPT của FPT Telecom. Theo một số nguồn tin, vào đầu năm 2016 Truyền hình FPT sẽ bắt tay vào triển khai việc cung cấp nội dung xem phim theo yêu cầu, có bảo hộ, bản quyền để mang đến cho người xem những dịch vụ giải trí, kho phim đồ sộ với các thể loại phim đang được ưa chuộng.

Làm sao để hình thành thói quen?

Thật khó để tạo cho người dùng Việt một thói quen xem, đọc các nội dung bản quyền một cách thực thụ. Nhưng tính cho tới thời điểm hiện tại, khi người dùng đã bắt đầu trả tiền cho một tác phẩm, một mùa đấu bóng hay đơn giản là một bộ phim chiếu rạp đã là tín hiệu đáng mừng.

Còn nhớ, như trường hợp của Netfix, dù là một dịch vụ của nước ngoài, trả tiền theo mức phí thuê bao của nước ngoài, nhưng cũng không ít người dùng sẵn sàng chi trả cho các khoản phí đó.

Chứng tỏ một điều, ít nhất, người dùng Việt đã bắt đầu có ý thức, cũng như hiểu được việc trả tiền cho các nội dung bản quyền là cần thiết. Do đó, năm 2016 này sẽ là một năm quan trọng với các đơn vị cung cấp nội dung bản quyền tại nước ta.

Nhìn chung, việc thành hay bại đang nằm ở chính các đơn vị, các nhà cung cung cấp hiện tại. Bởi câu chuyện giờ đây không chỉ xoay quanh việc làm sao để người dùng buộc phải trả tiền cho các nội dung bản quyền. Mà vấn đề nằm ở việc, làm sao để người dùng tự giác, có ý thức hình thành thói quen đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.