Nên học hỏi mô hình ‘Tân quê Hội quán’ Đồng Tháp?

23/08/2019 14:28 GMT+7

Các nhóm tương tác trong nông dân có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc chia sẻ, nhiều thông tin giá cả, kỹ thuật nông nghiệp được phổ biến đến nhiều người.

Trong cuộc cách mạng 4.0, ngành nông nghiệp và người nông dân sẽ không nằm ngoài cuộc chơi, trái lại họ còn có thể nắm thế chủ động khi vận dụng được các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nông nghiệp 4.0 đòi hỏi người dân cần có sự liên kết, gắn bó với nhau theo từng lĩnh vực sản xuất. Họ cần phải từ bỏ sản xuất nhỏ lẻ, những xung đột lợi ích không đáng có để đi lên sản xuất đồng bộ, tiết kiệm chi phí nhằm mục đích tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người dân phải cập nhật và nắm bắt thông tin kịp thời, cũng như kết nối và phối hợp để gia tăng hiệu quả sản xuất. Chính vì thế, việc khuyến khích người dân tăng cường trao đổi kinh nghiệm, theo dõi tình hình thị trường và trang bị kiến thức mới một cách thường xuyên trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đồng Tháp hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc tăng cường kết nối các hộ sản xuất. Với mô hình Tân quê Hội quán đang được áp dụng rộng rãi tại đây, người dân liên kết với nhau thành từng nhóm dựa trên các mặt hàng nông nghiệp. Ngoài những buổi gặp mặt trao đổi định kỳ, người dân các nhóm cũng kết nối trực tuyến thông qua ứng dụng Zalo.
Trong các nhóm chat tự tạo, họ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thông tin đến nhau nguy cơ dịch bệnh và cách phòng ngừa, cập nhật giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như giá thành phẩm bán ra… góp phần làm cho chất lượng sản phẩm đồng đều, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn chế bị ép giá đầu ra và giảm thiểu hậu quả của dịch bệnh.
Mô hình Tân quê Hội quán tại Đồng Tháp giúp tăng cường kết nối giữa các hộ sản xuất

Mô hình Tân quê Hội quán tại Đồng Tháp giúp tăng cường kết nối giữa các hộ sản xuất

Nằm trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên với nông dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp” diễn ra tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) ngày 16.8 vừa qua, Zalo đã giới thiệu gói giải pháp ứng dụng Zalo trong nông nghiệp 4.0. Giải pháp của Zalo tập trung vào việc tăng cường kết nối, tương tác giữa nhiều bên theo mô hình 5 nhà gồm: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và nhà băng (ngân hàng). Được biết, giải pháp này đang được các tỉnh đánh giá và kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao.
“Thứ nhất, nếu sự tương tác tốt thì chúng tôi sẽ biết chính sách ban hành có hợp lý hay không và điều chỉnh kịp thời. Thứ hai, là khi người dân có cơ hội để tham vấn ý kiến các chuyên gia thì chắc chắn họ sẽ canh tác tốt hơn để sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn. Thứ ba, khi nông dân biết được thị trường đang cần cái gì thì họ sẽ tập trung sản xuất thứ đó, bảo đảm giá trị. Tương tác là điều tôi nghĩ những mạng như Zalo đang làm rất tốt và tôi nghĩ đây là cái mà cả Phú Yên và Zalo có thể hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp”, ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nói.
Zalo giúp nông dân cập nhật nhiều thông tin quan trọng theo thời gian thực

Zalo giúp nông dân cập nhật nhiều thông tin quan trọng theo thời gian thực

Đặc biệt chú trọng vào mối liên kết giữa người dân và cơ quan quản lý cũng như các chuyên gia và các nhà khoa học, tiện ích nông nghiệp hỗ trợ người dân cập nhật thông tin từ các bên một cách nhanh chóng và kịp thời ngay trên giao diện quen thuộc của ứng dụng Zalo. Các dữ liệu này được cập nhật theo thời gian thực với mức độ chính xác cao. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan này để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thông qua phương thức liên lạc như gọi điện, nhắn tin. Việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều bên với nhau như giải pháp của Zalo sẽ tạo ra một mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.