Với nhiều người làm trong giới nhân sự (HR - Human Resources) mà tôi có dịp quen biết, phỏng vấn thì mong muốn của giám đốc nhân sự này là mơ ước, nỗ lực nghề nghiệp chung.
Cấp toàn cầu, có thể chú ý đến mục tiêu thứ 8 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu của Liên Hiệp Quốc: việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khẳng định việc làm tốt, tử tế giúp cải thiện cuộc sống của NLĐ và có thể giữ động lực cho họ trong tương lai. Không chỉ vậy, một công việc tốt phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thăng tiến, hòa nhập. NLĐ có thể tự do bày tỏ mối quan tâm và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
VN đã đề ra mục tiêu "đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người" trong kế hoạch hành động của quốc gia từ năm 2017. Báo cáo Đánh giá Chương trình hợp tác quốc gia về việc làm bền vững tại VN giai đoạn 2017-2021 cho thấy được những thành tựu ngoài mong đợi của VN khi khung chính sách và pháp lý về an sinh xã hội, lao động - việc làm được cải thiện. Báo cáo này cũng chỉ rõ những hạn chế cần được khắc phục như tỷ lệ lao động trẻ em, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên còn cao, chính sách an sinh chưa bao trùm khi còn tỷ lệ lớn lao động phi chính thức, người nhập cư (tức còn tỷ lệ lớn việc làm dễ bị tổn thương trong tổng số việc làm)…
Nhưng xét ở góc độ vi mô hơn: doanh nghiệp - NLĐ, có thể nói một môi trường làm việc hạnh phúc giúp NLĐ gắn bó với đơn vị và từ đó tăng năng suất lao động, đóng góp chung vào sự phát triển đất nước. Nhiều quản lý nhân sự chia sẻ với người viết, bên cạnh việc phát triển chuyên môn, bộ phận quản lý cũng cần được phát triển năng lực thấu cảm khi xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực.
Bình luận (0)