Khớp háng nhân tạo bị nhiễm khuẩn vi rút này là không phổ biến, các bác sĩ cho biết thêm. Đây là trường hợp thứ 2 trong y văn thế giới.
Các bác sĩ cho biết hiện tại họ vẫn không hiểu được bằng cách nào mà khớp háng nhân tạo bên phải của người đàn ông này bị nhiễm vi khuẩn Francisella tularensis.
Thỏ và các loại gậm nhấm nhỏ là các con vật thường bị nhiễm Francisella tularensis, gây nên bệnh gọi là sốt thỏ (tularemia), theo trang điện tử của Ban Y tế và nhân sinh Houston (Mỹ).
tin liên quan
Ca phẫu thuật kỳ diệu giúp cậu bé cao 2,3 mét không... cao thêmMột hội chứng hiếm gặp đã làm cho Gabriel Gomes (12 tuổi, ở Brasilia, Brazil) cao hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa.
Ban Y tế và nhân sinh Houston cho biết bệnh này cũng đã được tìm thấy ở các loài thú hoang dã và đôi khi trong các gia súc. Con người có thể bị tiếp xúc với căn bệnh này bằng nhiều cách. Cách thức thông thường nhất mà bệnh tularemia có thể truyền qua người là qua các con ve, ruồi nai và đôi khi là muỗi. Con người còn có thể bị nhiễm bệnh tularemia trong khi xử lý các con vật bị nhiễm bệnh, ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn, hoặc hít phải vi khuẩn từ bụi đất, hạt ngũ cốc hoặc cỏ khô.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, trường hợp của người đàn ông ở Mỹ này không biết rõ làm thế nào ông lại bị nhiễm.
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ con ve nào trên da của người đàn ông này. Có thể ông ta đã bị con ve cắn hoặc bị nhiễm qua hình thức khác”, bác sĩ nội trú Harsh Rawal của Trường Y ở Đại học Illinois (Mỹ) nói với Live Science. Ông đã điều trị cho bệnh nhân này.
tin liên quan
Ý thức con người vẫn hoạt động một thời gian sau khi họ chếtBí ẩn về trạng thái con người cận kề cái chết vừa được hé mở thêm khi các nhà khoa học phát hiện ý thức con người có thể vẫn hoạt động ngay cả khi cơ thể họ không còn dấu hiệu sự sống.
Bệnh nhân không nhớ có bị con ve cắn không và ông cũng không nuôi thú cưng nào mà có thể mang vi khuẩn này về nhà lây bệnh cho ông. Và ông cũng không tiếp xúc với bất cứ thú vật nào mà có thể lây bệnh cho ông.
Bệnh nhân cho biết cách đây 50 năm, ông là một thợ săn. Thật là vô lý nếu xem đó là nguyên nhân để giải thích làm thế nào ông bị nhiễm vi khuẩn này. Không thể con vi khuẩn nằm trong cơ thể ông cách đây 50 năm và giờ thì phát bệnh, bác sĩ cho biết.
Sau khi bị đau dữ dội ở khớp háng bên phải khoảng một tuần, ông đã được vào phòng cấp cứu. Lúc đó, các bác sĩ nghĩ là khớp háng nhân tạo mà ông đã được thay vào 25 năm trước gây viêm nhiễm làm cho đau.
Bác sĩ quyết định phẫu thuật để sữa lại khớp háng nhân tạo và lấy hết dịch ứ đọng ở đó ra, nhưng họ không thấy bằng chứng nào của viêm nhiễm.
Tuy nhiên, một tuần sau khi xuất viện, người đàn ông này lại được đưa vào mổ cấp cứu vì vẫn bị đau dữ dội ở khớp háng bên phải và sốt hơn 38 độ C.
tin liên quan
Cô giáo xinh đẹp hiến tạng cứu sống 6 ngườiMột giáo viên xinh đẹp đã qua đời ở tuổi 32 vì xuất huyết não. Cô mới được tuyên dương vì hành động cao cả - hiến tạng để cứu được 6 người.
Lúc này, các bác sĩ đã chú ý đến nhiễm trùng da trên cẳng chân, vì vậy họ cho ông đi xét nghiệm máu và cấy vi khuẩn một lần nữa.
Lần này, kết quả các xét nghiệm cho thấy người đàn ông đã bị nhiễm vi khuẩn Francisella tularensis.
Mặc dù ông không có nhiều triệu chứng phổ biến của bệnh tularemia, như sưng hạch, đau họng, ho, đau mắt hay khó thở, nhưng trên cẳng chân bị nhiễm trùng da là một dấu hiệu cho thấy bị nhiễm bệnh này.
Bác sĩ Rawal nói với Live Science vết nhiễm trùng trên cẳng chân của ông chắc đã bị gần một năm.
Các bác sĩ đã cho ông uống kháng sinh khoảng một năm để điều trị vì ông không muốn làm phẫu thuật. May mắn, thuốc có tác dụng. Vết nhiễm trùng trên cẳng chân đã lành và ông không còn cảm thấy đau ở khớp háng nữa.
Trường hợp đặc biệt này đã được đăng trên Tạp chí BMJ Case Reports vào ngày 11.10.2017.
tin liên quan
Cứu người đàn ông tự cắt... 'của quý' rồi quăng xuống aoNgày 18.10, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa nam học, Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa cấp cứu và nối "của quý" cho bệnh nhân 45 tuổi (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) vì ông này tự cắt của mình.
Bình luận (0)