Cùng đoàn du khách Úc khám phá tour Biệt động Sài Gòn

30/04/2023 08:57 GMT+7

Một ngày cuối tháng 4, đoàn 30 du khách Úc trong hành trình xuyên Đông Dương đã dừng chân tại TP.HCM và khám phá, tìm hiểu các điểm đến lịch sử trong tour Biệt động Sài Gòn.

Từ nhiều năm nay, các di tích Biệt động Thành như Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, quán cà phê Đỗ Phủ, cơm tấm Đại Hàn, cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành, Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn… được một số công ty lữ hành TP.HCM đưa vào khai thác tour.

Chương trình tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều du khách nước ngoài khi họ được nghe và thấy những câu chuyện, di vật chân thực và sống động nhất về Biệt động Sài Gòn. Du khách cũng có dịp thưởng thức ly cà phê, đĩa cơm tấm "lịch sử".

Không đâu xa, tất cả những di tích này đều nằm tại trung tâm TP.HCM, ngay ở quận 1 và quận 3.

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 1.

Điểm đến đầu tiên của đoàn du khách Úc là căn cứ của lực lượng Biệt động Sài Gòn, hiện là quán cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ tọa lạc tại số 113A Đặng Dung, quận 1

BT

Cùng đoàn du khách Úc tham gia tour Biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM…) làm cơ sở bí mật để tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

VP

Căn nhà được giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, "cộng sự" của ông Năm Lai quản lý. "Bên ngoài", ông Đỗ Miễn cùng vợ bán cơm tấm, cà phê nhưng "bên trong" là để nuôi giấu cán bộ, là cơ sở giao liên, nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng, thuốc men ra chiến khu...

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Anh Lê Phong Trần, Giám đốc Thị trường du lịch quốc tế Vietluxtour, trực tiếp dẫn đoàn 30 khách Úc, đang thuyết minh về xuất xứ của tên gọi cơm tấm Đại Hàn. Sở dĩ có tên này là do quán có nhiều lính người Hàn ở cư xá công binh đối diện đến ăn. Để phục vụ đối tượng đó, quán có bán món cơm tấm ăn kèm kim chi, dưa muối. Ngày nay, món ăn cũng được giữ nguyên, không thay đổi và người đứng bếp là cô Hai Mão, con gái lớn của ông Đỗ Miễn

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 3.

Anh Trần đang mở cửa căn hầm bí mất phía sau tủ quần áo

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 4.

Chia sẻ cảm xúc khi ghé thăm các di tích, bà Sandra Raison (du khách Úc trong đoàn) cho biết rất ấn tượng và thú vị khi được nghe nhưng câu chuyện kể từ cô Chín Nghĩa và cô Hiệp, nhân chứng lịch sử Biệt động Sài Gòn. Bà rất cảm kích lòng quả cảm và tinh thành chiến đấu của cô Nghĩa, đặc biệt xúc động khi nghe cô kể lại chuyện bị địch bắt giam, tra tấn nhưng vẫn kiên cường, không khai nửa lời

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 6.

Đoàn sau đó di chuyển đến đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, để tham quan cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành cho trận đánh Dinh Độc Lập năm 1968. Trong ảnh là chiếc xe ông Năm Lai từng sử dụng được trưng bày tại di tích lịch sử này

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 7.

Du khách xuống căn hầm bí mật và tìm hiểu quá trình xây dựng hầm tại di tích lịch sử. Căn hầm bí mật được ông Năm Lai đào trong 7 tháng, dài 2m, rộng 1,2m, cao 2,5m, với 4 cửa thoát. Hơn 2 tấn vũ khí được cất giấu tại hầm trong giai đoạn 1966 - 1968. Căn nhà được ông Năm Lai mua vào năm 1966 để giấu vũ khí cho trận đánh Dinh Độc Lập năm 1968. Nơi này hiện là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 8.

Khi tham quan căn cứ này, du khách được nghe lại những câu chuyện lịch sử của chính người trong cuộc - các Biệt động Thành

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 10.

Du khách đang xuống cầu thang gỗ trong căn nhà từng là nơi giấu vũ khí

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 11.

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 - nơi cất giấu vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn

BT

Biệt động Sài Gòn - Ảnh 12.

Đoàn khách tham quan liên tuyến Đông Dương với hành trình khám phá Việt Nam trong khoảng hai tuần, qua các điểm đến nổi tiếng 3 miền Bắc - Trung - Nam và ghi dấu ấn độc đáo tại TP.HCM với chương trình tham quan Biệt động Sài Gòn. Đây cũng là điểm cuối cùng trong chuyến đi của đoàn ở Việt Nam.

BT

 Chuỗi các địa điểm từng là cơ sở hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM thu hút rất đông du khách tham quan.

Đó là các di tích, nơi chứa vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn như: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ở cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn cơ sở 1 (287/72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3); cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn cơ sở 2 (113A Đặng Dung, quận 1), nơi lưu giữ hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn; căn nhà di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia có hầm chứa vũ khí bí mật của Biệt động Sài Gòn (287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)... 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.