Thay đổi bộ mặt ngành F&B
Thời đại 4.0 bùng nổ khiến mọi thứ vận hành với tốc độ chóng mặt. Dịch vụ ăn uống (F&B) cũng theo đó mà biến động ngày càng nhanh.
Một phép so sánh nhỏ: thức ăn nhanh (fastfood) nhen nhóm từ năm 1997 khi KFC khai trương tại TP.HCM, tuy nhiên, phải đến năm 2009 - 2010, fastfood mới trở thành trào lưu phổ biến. Trong khi đó, những chuỗi cà phê, trà sữa như Highlands, Gong Cha… cần chưa đến 5 năm để chiếm lĩnh các thành phố lớn - có thể thấy bức tranh F&B đang “biến động” đến mức nào.
Công nghệ chính là đòn bẩy cho những cú bứt phá ấy. Nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh (smartphone), người giới thiệu món ăn (food-blogger), dịch vụ gọi món… liên tục ra đời, cuốn theo sự thay đổi trong thói quen và nhu cầu của thực khách. Họ dễ dàng tìm kiếm món ăn, xem video đánh giá qua mạng. Họ dễ dàng tiếp cận và tiếp thu các xu hướng ẩm thực mới, điển hình như các trào lưu sử dụng thực phẩm hữu cơ (organic), thân thiện với môi trường (eco-friendly)...
|
Bối cảnh này đặt những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống vào một bài toán hóc búa. Mà lời giải của bài toán này còn nằm trong khẩu vị và nhu cầu của thực khách - vốn là yếu tố mà các hàng quán khó kiểm soát. Đặc biệt, những cửa hàng nhỏ hoặc hộ gia đình hoạt động tự phát với nguồn vốn có hạn, tầm nhìn bó hẹp, nhân sự lỏng lẻo đứng trước nhiều thách thức. Với họ, những xu hướng như eco-friendly, organic… là một điều gì đó quá “cao siêu” và xa lạ.
Nương theo "con sóng"
Thực tế, vòng xoáy công nghệ đem đến nhiều thách thức cho hàng quán nhưng cũng chính công nghệ là lời giải cho bài toán khó này. Tận dụng đúng cách, công nghệ sẽ là vũ khí mạnh mẽ nhất để các hàng quán nâng cao thu nhập. Khi khẩu vị và sở thích của khách hàng trở nên khó đoán thì thông tin và dữ liệu trở thành trợ thủ đắc lực.
“Ứng dụng dữ liệu vào kinh doanh, kể cả các cửa hàng lề đường cũng có thể trở thành nhà hàng 4.0. Cái họ thiếu là nhà cung cấp”, một chuyên gia nhấn mạnh.
|
Cụ thể, anh được “chuyên gia ẩm thực” khuyên nên tập trung các suất ăn đơn lẻ vào buổi trưa để phù hợp với phần lớn thực khách là dân văn phòng, trong khi buổi tối thì đẩy mạnh khẩu phần lớn, phù hợp gia đình, nhóm đông. “Nhờ đó lượng phản hồi tích cực ngày càng tăng. Tỷ lệ thuận theo đó là doanh số”, chủ quán xôi gà nhấn mạnh.
Một nhà kinh doanh khác - anh Lâm Thành - chủ quán Chợ Lớn (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cũng đồng quan điểm. Món đặc trưng của quán là cơm thố. Thách thức của anh khi hợp tác với dịch vụ giao thức ăn là đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng nóng sốt như trong thố đất. “Nhờ những định hướng của đơn vị giao nhận mà tôi quyết định chọn hộp đựng hình tròn, với nắp đậy kín thay vì hộp chữ nhật rẻ tiền. Bên cạnh thay đổi bao bì, theo thống kê thì món cơm thố vịt quay bán chạy nên doanh nghiệp xây dựng ưu đãi riêng. Cảm nhận sau một tháng qua là doanh số hiệu quả hơn hẳn”, anh Thành đánh giá.
|
Với những lợi thế về thông tin, dữ liệu, mới đây, GrabFood cũng trở thành chuyên gia ẩm thực cho cuộc thi Món Ngon Quán Việt (tổ chức bởi UFS - Unilever Food Solution). Doanh nghiệp tư vấn cho các đầu bếp chuyên nghiệp về khẩu vị, sở thích của người dùng và các xu hướng ăn uống hiện hành.
Đó cũng là minh chứng cho thấy, những nỗ lực của các dịch vụ giao nhận thức ăn không chỉ hướng đến bài toán kinh doanh. Họ đang tạo ra môi trường kinh doanh tích cực trong lĩnh vực F&B, truyền động lực cho các chủ quán trong việc cải thiện công thức, cốt yếu nhằm tăng lợi ích cho người tiêu dùng, phục vụ cộng đồng bằng công nghệ (#TechforGood).
Bình luận (0)