(Tin Nóng) Hơn 43 năm qua, các nữ tiếp viên của hãng Singapore Airlines nổi tiếng là giỏi giang, thanh lịch và rất tận tụy, ân cần săn sóc hành khách; được gọi chung đầy hãnh diện là “Singapore Girls”. Thế nhưng chuyện không hề đơn giản.
Các tiếp viên hàng không phải đối mặt cuộc sống căng thẳng, bỏ lỡ những các sự kiện của gia đình - Ảnh chụp màn hình news.com.au
|
Bạn muốn trở thành một tiếp viên hàng không? Không phải tất cả đều là những chuyến du lịch sang trọng, đi mua sắm tưng bừng và các chàng phi công cuốn hút. Với một cựu tiếp viên, trên thực tế dường như là một cơn ác mộng. Bài viết chi tiết trên trang blog kể về nỗi khổ mà cô phải đương đầu trong thời gian làm việc, đã được nhiều người tại Singapore tìm đọc, được trang news.com.au (Úc) đăng tải ngày 8.5 qua.
Nữ tiếp viên hàng không Singapore Airlines, được biết đến với tên Hilary, thường khóc trước khi lên chuyến bay vì những áp lực to lớn mà cô sẽ chịu đựng. Cô viết: “Tôi đã khóc vì thấy khiếp sợ do chính công việc liên tục căng thẳng. Không nghi ngờ gì, một phi hành đoàn có vẻ ngoài thật vui thích và hấp dẫn. Bạn có thể mua sắm ở Paris, dùng điểm tâm tại Tokyo và ăn trưa ở Los Angeles…, nhưng công việc rất vất vả”.
Cô cho biết: “Trên máy bay, bạn không chỉ là một cô hầu bàn, mà còn là một nhân viên phụ trách an toàn, khuân vác hành lý, pha chế thức uống, dọn nhà vệ sinh, cảnh sát, người trông trẻ, người giúp việc… và còn nữa. Nhiều cô gái không biết trước điều này và khi bắt đầu tham gia công việc, họ gặp phải những cú sốc trong đời”.
Do yêu cầu công việc, Hilary còn bị hành khách quấy rối, thiếu ngủ và bỏ lỡ các sự kiện của gia đình. Tất cả các buổi họp mặt sinh nhật, đám cưới, lễ giáng sinh… đều qua đi trong những phi vụ quay cuồng, kể cả đám tang.
Khi bà của Hilary đang hấp hối trong bệnh viện, hãng bay lại gọi cô vào làm việc - mặc dù cô đã trình bày xác nhận của bác sĩ để xin nghỉ. Cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi làm: “Trong suốt chuyến bay, tôi không thể làm việc gì do tâm trí tôi không tập trung. Tôi cứ nghĩ về người bà đang nằm bất động trong bệnh viện”. Cuối cùng, bà ngoại qua đời và cô nhớ đã khóc một mình suốt đêm trong căn phòng khách sạn.
Theo Hilary, chủ hãng hàng không cũng thường đánh giá thấp các tiếp viên - họ thể hiện hành vi bắt nạt nhân viên. Cô viết: “Trong công việc này, bạn không thể tranh luận hay giải thích hành động của bạn. Ví dụ, nếu sếp hỏi “tại sao cô làm thế?” Và nếu bạn cố giải thích, sẽ bị cho là có ý tranh luận và chống đối”. Rất nhiều nữ tiếp viên phải chịu đựng lối hành xử này".
Khi Hilary viết bài này, cô đã nghỉ việc được một năm và cô cảm thấy như thời gian sống của mình tăng thêm 10 năm. Hầu hết các ý kiến phản hồi câu chuyện của cô đều tích cực ủng hộ, với những câu chuyện và kinh nghiệm tương tự được độc giả chia sẻ. Câu chuyện của cô như một dấu hiệu cảnh báo dành cho những ai có ý gia nhập một hãng hàng không.
Và với một tiếp viên Singapore Airlines, cuối cùng cô quyết định chia tay hãng bay không hối tiếc - Ảnh chụp màn hình news.com.au
|
P. Nguyễn Dũng
>> Nơi tiếp viên hàng không sống giữa các chuyến bay
>> Những điều 'thượng đế' không được làm khi đi máy bay
>> Bikini cùng VietJet từ trên trời xuống mặt đất
>> Sợ bay, nhân viên hãng hàng không Malaysia đua nhau nghỉ việc
>> Nam tiếp viên hàng không Malaysia bị bắt vì ‘thả dê’ trên máy bay
Bình luận (0)