Cướp giật Sài Gòn: Những bài học 'né cướp' của hiệp sĩ đường phố

09/06/2016 09:31 GMT+7

Các hiệp sĩ đường phố Sài Gòn có những chia sẻ về cách nhận dạng cũng như thủ đoạn của những băng nhóm cướp giật để người dân nhận biết cách phòng tránh.

Trong thời gian qua những vụ cướp táo tợn liên tục xảy ra khiến người Sài Gòn đi đường luôn cảm thấy bất an. Các đối tượng này ra tay chớp nhoáng, hoạt động liều lĩnh và gây hậu quả nặng nề cho nạn nhân.
Qua đó, một số hiệp sĩ chia sẻ về cách nhận dạng cũng như thủ đoạn của những băng nhóm cướp giật để người dân nhận biết cách phòng tránh.
Tụ thành nhóm, tạo cớ va chạm giao thông giật tiền
Hiệp sĩ Trần Văn Hoàng, người từng đối mặt với vài trường hợp dàn cảnh cướp tài sản cho biết, bọn cướp có rất nhiều thủ đoạn tinh vi mà nạn nhân không thể nào ngờ tới.
Theo kinh nghiệm của anh, để người đi đường nhận dạng được các đối tượng này không phải dễ. Chúng thường ra tay bất ngờ, đến khi vụ việc xảy ra nạn nhân mới biết. Thông thường người bị nạn ngỡ ngàng, bất động không biết phải xử lý làm sao.

Ban đầu bọn chúng sẽ cử người chạy phía trước nạn nhân với mục đích cản địa. Hai xe chở theo một hoặc hai người nữ cặp sát nạn nhân tạo tình huống va quẹt, giả vờ ngã để đánh lạc hướng về một phía, xe còn lại thò tay vào quần lấy tiền, điện thoại hay giật luôn giỏ xách của nạn nhân. 

Hiệp sĩ Hoàng chia sẻ

Những vụ dàn cảnh như vậy đối tượng đa phần đi theo nhóm, hoạt động có tổ chức, phối hợp bàn bạc từ trước. Thường chọn các con đường vắng vẻ, góc ngã tư, ngã ba để ra tay.
Đối tượng chủ yếu là phụ nữ đi một mình, hoặc nam giới có mang theo nhiều tiền, điện thoại trong túi quần mà bên ngoài có thể nhìn thấy hình dáng to nhô ra. Trong nhóm cướp gồm nhiều người trên nhiều xe máy khác nhau, ăn mặc lịch sự. Có khi đi cả xe tay ga đắt tiền, gồm nam nữ lẫn lộn đóng giả tình nhân nhằm ít gây chú ý với người đi đường.
Để “ăn một cú” trót lọt, chúng sẽ bố trí đội hình, di chuyển giống như đàn kiến, kéo dài trên đường hàng chục mét. Những đối tượng này chia nhau nhiệm vụ cụ thể trước khi hành động. Khi xác định được “con mồi” tên cầm đầu sẽ ra hiệu, những thành viên khác mới bắt đầu “xuất kích” áp sát nạn nhân thực hiện hành vi dàn cảnh cướp.
Hình ảnh băng nhóm dàn cảnh đụng xe đang gây án - Ảnh: Nguyên Bảo
Hình ảnh băng nhóm dàn cảnh đụng xe đang gây án  Ảnh: Nguyên Bảo
“Ban đầu bọn chúng sẽ cử người chạy phía trước nạn nhân với mục đích cản địa. Hai xe chở theo một hoặc hai người nữ cặp sát nạn nhân tạo tình huống va quẹt, giả vờ ngã để đánh lạc hướng về một phía, xe còn lại thò tay vào quần lấy tiền, điện thoại hay giật luôn giỏ xách của nạn nhân. Phía sau có khoảng ba đến bốn tên chạy xe máy làm nhiệm vụ cảnh giới và cản địa. Nếu bị can thiệp, nhóm phía sau sẽ lao tới dùng hung khí để giải thoát cho đồng bọn”, hiệp sĩ Hoàng kể lại lần đối mặt với nhóm cướp dàn cảnh.
Trước khi ra tay những nhóm đối tượng này thường theo dõi nạn nhân từ đầu, nhất là những người vừa ra khỏi ngân hàng hoặc các trụ ATM.
Để có thể nhận dạng được các nhóm chuyên dàn cảnh cướp, hiệp sĩ Hoàng chia sẻ, khi chạy xe máy người đi đường nên thường xuyên đề cao cảnh giác. Những đối tượng này luôn có biểu hiện bất bình thường như: hay nhìn dáo giác xung quanh, nhìn chằm chằm vào những chỗ chứa tài sản như túi quần, túi xách đeo trên người hoặc treo theo xe.
Ngoài ra, lộ trình chạy xe của nhóm cướp liên tục thay đổi, hay quay đầu xe một cách bất thường, đi trên một con đường nhiều lần.

Đánh lạc hướng, “đá xe” trong chớp mắt

Trong nhiều mánh khoé “ăn xe” của những nhóm trộm chuyên nghiệp , hiệp sĩ Lê Ngọc Phúc cho biết, phương thức hoạt động của nhóm đối tượng này rất tinh quái, ra tay trong chớp nhoáng, khi phát hiện nạn nhân không kịp trở tay.
Nhóm trôm xe máy tại xã Trung Chánh, H.Hóc Môn bị camera an ninh ghi lạiNhóm trôm xe máy tại xã Trung Chánh, H.Hóc Môn bị camera an ninh ghi lại
Trong những lần đụng chạm những tên trộm xe máy, hiệp sĩ Phúc chia sẻ một vài trường hợp điển hình mà mình đã gặp khi đi bắt cướp. Theo đó, chúng hoạt động luôn đi thành nhóm từ ba đến bốn người hoặc có khi chỉ hai người trên một xe máy. Có người chở và người phía sau làm nhiệm vụ bẻ khoá xe.
Các hiệp sĩ khuyên người dân khi ra đường nên hạn chế đeo nữ trang, chỉ nghe điện thoại lúc cần thiết và khi nghe nên tấp vào lề, quay mặt ra ngoài để tiện việc quan sát. Khi xảy ra cướp giật nên bình tĩnh tri hô thật lớn để nhiều người biết hỗ trợ và báo với chính quyền địa phương để được hỗ trợ điều tra.
Địa điểm là những shop thời trang không có người trông coi phía trước, các cửa hàng buôn bán đông đúc nơi dựng nhiều xe máy. Để không bị nhận dạng khuôn mặt bởi camera quan sát, đa phần đều đeo khẩu trang y tế, ăn mặc lịch sự, có khi đeo theo cặp táp chéo trước ngực.
Hiệp sĩ Phúc cho biết thêm, có trường hợp trộm xe ở một cửa hàng điện thoại bằng cách vờ hỏi đường nhằm đánh lạc hướng người giữ xe. Khi đó, người giữ xe bị hút về một phía chỉ đường thì đồng bọn còn lại lẻn vào phía nơi khuất tầm nhìn liền đánh cắp xe máy. Thời gian để bẻ khoá và tẩu thoát chỉ trong chớp mắt, có thể tính bằng giây.
Một trường hợp khác là khi phát hiện một xe máy dựng phía trước một shop thời trang không có người trông coi. Đối tượng trộm chạy qua nhiều lần qua sát thật kỹ rồi chia làm hai hướng, một người đóng giả làm người mua hàng với nhiệm vụ thu hút sự chú ý của nhân viên vào bên trong. Lợi dụng sơ hở đó, bên ngoài một tên khác đứng đợi sẵn tiến đến bẻ khoá xe và tẩu thoát.
Tuy nhiên, những đối tượng này thường rất manh động, luôn mang theo hung khí trong người như dao bấm, bình xịt hơi cay, roi điện... vì vậy, chúng có thể chống trả lại bất kỳ ai nếu có hành động truy đuổi.
Một vụ giật điện thoại trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TP.HCM) bị camera ghi hìnhMột vụ giật điện thoại trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TP.HCM) bị camera ghi hình
Theo hiệp sĩ Trần Văn Hoàng và Lê Ngọc Phúc, trường hợp khác là cướp giật ngay trên đường, ra tay nhanh gọn. Đối tượng cướp thường ở độ tuổi từ 18 đến 30, đi lẻ hoặc hai trên cùng xe máy hiệu. Trước khi ra tay, chúng bám sát nạn nhân đến chỗ vắng mới hành động.

Thời gian hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm và đêm khuya vì giờ đó ít người qua lại, có thể tránh được sự truy quét của lực lượng công an. Luôn mang khẩu trang y tế, thường xuyên nhìn về phía sau, xung quanh. Biểu hiện không rõ ràng, hay thay đổi lộ trình di chuyển.

Qua đó các hiệp sĩ khuyên người dân khi ra đường nên hạn chế đeo nữ trang, chỉ nghe điện thoại lúc cần thiết và khi nghe nên tấp vào lề, quay mặt ra ngoài để tiện việc quan sát. Khi xảy ra cướp giật nên bình tĩnh tri hô thật lớn để nhiều người biết hỗ trợ và báo với chính quyền địa phương để được hỗ trợ điều tra.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.