>> Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
>> Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm của tập đoàn cao su
>> Dự luật Tổ chức Chính phủ tăng quyền cho Thủ tướng
>> Đại biểu Quốc hội là Bộ trưởng có dám chất vấn Thủ tướng?
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, vừa qua, trong quản lý nhà nước, có một số vấn đề các Bộ không phối hợp được với nhau, đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới giải quyết công việc chậm và kém hiệu quả. “Ở đây, theo tôi, có vấn đề về trách nhiệm giải quyết của Chính phủ”, đại biểu An nói.
|
Cũng theo bà An, “có một số trường hợp, có những vấn đề gay cấn, chồng chéo giữa các Bộ thì Thủ tướng cần phải có ý kiến, để chịu trách nhiệm trước dân và Đảng”.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) nói: “Cần có quy định bổ sung giúp Thủ tướng lãnh đạo thống nhất, thông suốt, nhất là quyền quyết về nhân sự ở các cấp hành chính bên dưới”. Theo ông Khánh, điều này sẽ giúp củng cố kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy hành chính.
Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh cũng lưu ý thêm, dự án luật cần có quy định phân định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng và Chính phủ. “Hiện chưa có quy định làm rõ quyền hạn của Chính phủ với Thủ tướng. Có phần chưa rõ quy định về trách nhiệm mà mới chỉ nêu được về nhiệm vụ, quyền hạn trong các quy định về mối quan hệ của Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ”, ông Khánh dẫn chứng.
Đại biểu Trần Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, dự thảo luật quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng “quá dài, quá chi tiết”, chưa kể, những chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng còn quy định rải rác trong các luật, từ luật Chính quyền địa phương đến các luật chuyên ngành. “Ta cái gì khó cũng đẩy lên Thủ tướng. Nên cân đối, sắp xếp lại. Các nước họ quy định rất ngắn là Thủ tướng chỉ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan đứng đầu cơ quan hành chính T.Ư”, bà Khánh nói.
Hà Nguyễn
Bình luận (0)