Reuters ngày 2.9 dẫn lời ông Tô Trinh Xương, lãnh đạo hành chính viện Đài Loan phát biểu trước các phóng viên rằng: “Họ liên tục phớt lờ cảnh báo của chúng tôi về việc rời đi và chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài phòng vệ và bắn hạ nó”.
Ông Tô còn nói Trung Quốc đại lục nên kiềm chế. Trước đó, lực lượng phòng vệ Đài Loan ngày 1.9 bắn hạ một drone dân sự cỡ nhỏ xâm nhập “khu vực giới hạn” bên trên đảo Sư Tử, đảo nhỏ nằm giữa Trung Quốc đại lục và quần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát. Kim Môn những tuần qua liên tục ghi nhận các vụ drone tiếp cận.
Lực lượng Đài Loan trên đảo Kim Môn bắn pháo sáng vào một UAV Trung Quốc |
BỘ CHỈ HUY PHÒNG VỆ KIM MÔN |
Cơ quan phòng vệ Đài Loan và nhà lãnh đạo Thái Anh Văn trong tuần cảnh báo có thể dùng vũ khí bắn hạ nếu các drone của Trung Quốc phớt lờ những lời cảnh báo và yêu cầu rời đi.
Đầu tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng chuyện drone bay đến khu vực của Đài Loan không phải là điều gì đáng để làm ầm ĩ lên, vì drone đang xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra giữa bối cảnh quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan leo thang căng thẳng thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Loan đầu tháng 8. Bắc Kinh phản ứng dữ dội với những cuộc tập trận chưa từng có tiền lệ.
Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) sẽ chứng kiến một Trung Quốc hiếu chiến hơn. CCP sẽ cảm thấy Trung Quốc phải phản ứng cứng rắn với chuyến đi của bà Pelosi và các quan chức khác của Mỹ để không tỏ ra yếu đuối hay bị bẽ mặt trước thực tế rằng Bắc Kinh không thể bắt Mỹ làm theo những cảnh báo của mình về Đài Loan. Bắc Kinh có thể sẽ tăng cường đe dọa quân sự quanh Đài Loan và các điểm nóng tranh chấp khác ở Indo-Pacific để thể hiện mức độ nghiêm túc của Trung Quốc về các yêu sách lãnh thổ và các lợi ích quốc gia cốt lõi.
Hành vi như vậy có thể làm chia rẽ hơn nữa hai khối hình thành quanh Mỹ và Trung Quốc, làm phát sinh trật tự lưỡng cực. Các lãnh đạo phương Tây và đồng minh của Mỹ sẽ phản đối chính sách đối ngoại quyết liệt như vậy của Trung Quốc và cho rằng cần phải cùng nhau liên kết chặt chẽ hơn để bảo vệ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác. Bắc Kinh có thể sẽ ngày càng thù địch hơn với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản hay các thành viên của bộ tứ QUAD như Ấn Độ đang có liên kết hơn với Đài Loan.
Nhìn chung, sau chuyến thăm là sự leo thang vốn đang hỗn loạn giữa Mỹ - Trung, tới đó khu vực Indo-Pacific và một trật tự lưỡng cực căng thẳng hơn là hậu quả. Bắt nguồn từ cạnh tranh Mỹ - Trung, trật tự lưỡng cực mới sẽ phải đối mặt nguy cơ xung đột nổ ra liên quan Đài Loan. Những diễn biến ở khu vực sau chuyến thăm của bà Pelosi dấy lên lo ngại về viễn cảnh đáng báo động.
Tiến sĩ Jagannath P.Panda (Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ)
Bình luận (0)