Đó là nhận định được TS Trần Văn Tiếng (Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học, TP.HCM) đưa ra tại Hội thảo Ngôn ngữ ở VN: Hội nhập và phát triển do Hội Ngôn ngữ học VN, UBND tỉnh Bình Định và Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp tổ chức tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) vào cuối tuần qua.
Theo GS-TS Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Ban tổ chức hội thảo đã chọn lọc được 263 báo cáo, tham luận. Sau phiên khai mạc, Ban tổ chức đã chia các đại biểu dự hội thảo thành 4 tiểu ban để thảo luận, gồm: Những vấn đề về Tiếng Việt, Ngôn ngữ ở Bình Định và các địa phương khác, Ngoại ngữ ở VN hiện nay, Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở VN.
tin liên quan
Đà Nẵng khuyến khích cơ quan nhà nước có mạng xã hộiNgày 15.9, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã có văn bản đề nghị sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương, Ủy ban MTTQVN thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội lập mạng xã hội với hình thức phù hợp.
tin liên quan
Thiếu nữ và áp lực phải hoàn hảo trên mạng xã hộiTheo kết quả khảo sát công bố ngày 23.8 của Tổ chức Từ thiện Girlguiding, 35% nữ giới từ 11 - 21 tuổi ở Anh lo lắng nhất về việc so sánh với người khác trên mạng.
|
Qua khảo sát 706 lời khen trực tiếp trên các trang Facebook cá nhân nói trên, kết quả cho thấy nữ chủ trang Facebook nhận được lời khen từ người cùng giới là 413 lượt (chiếm tỉ lệ 77,8%), trong khi nhận được lời khen từ nam giới là 118 lượt (chiếm 22,2%).
Những nữ sở hữu trang Facebook là phụ nữ đẹp, có học vấn, thành đạt, có vị thế xã hội… là những người nhận được rất nhiều lời khen từ người cùng giới. Những bình luận (comment) của nữ dành cho người cùng giới tập trung khen sắc đẹp, khen trang phục làm tăng vẻ đẹp.
TS Trần Văn Tiếng đưa ra kết luận, lời khen mà nữ giới dành cho người cùng giới đã thiết lập, tăng cường quan hệ thân mật, lời khen như là phương tiện để khẳng định vị thế phụ nữ trong xã hội hiện đại. Lời khen của nam giới dành cho nữ giới như là một phương tiện để tán dương, khích lệ.
Trong khi đó, nam giới ít dành lời khen cho người cùng giới. Trong số 706 lời khen được khảo sát, chỉ có 63 lượt lời khen nam dành cho nam chủ trang facebook cá nhân (chiếm 36% trong tổng số lời khen mà nam giới nhận được), nữ dành lời khen cho nam chủ trang facebook cá nhân có 112 lượt lời khen (chiếm 64%). Lời khen nam giới dành cho người cùng giới thường là ngoại hình hoặc ngoại hình kết hợp với năng lực.
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Can thiệp vào kết quả xổ số như thế nào?Như Thanh Niên đã đưa tin, tối 11.9, Cục Cảnh sát hình sự (C45) phối hợp với Cục Cảnh sát công nghệ cao - Bộ Công an ập vào 14 địa điểm, bắt giữ nhiều nghi can trong đường dây cá độ bóng đá do Trần Văn Mười Hai (42 tuổi, ngụ TP.HCM) cầm đầu.
Cũng tại hội thảo, ThS Phạm Thị Thùy Linh (khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đặt ra vấn đề ngôn ngữ trên báo mạng điện tử VN hiện nay tiềm ẩn định kiến giới.
Qua khảo sát 2 tờ báo điện tử có lượng bạn đọc cao, ThS Phạm Thị Thùy Linh đưa ra nhận định truyền thông có vẻ "thiếu công bằng" khi thể hiện vai trò, vị trí của nữ giới trong tương quan với nam giới. Hình ảnh người phụ nữ phụ thuộc hoặc bị động thường gặp trong những tin, bài viết về quan hệ hôn nhân – gia đình, các vụ án hiếp dâm hoặc bạo lực gia đình, ngay cả trong những bài báo nhằm ủng hộ, bênh vực phụ nữ.
Ngôn ngữ đặc tả nhân vật nữ trên báo điện tử cũng tiềm ẩn định kiến giới. Bản thân những từ so sánh, ẩn dụ như: nội tướng, người giữ lửa, người xây tổ ấm… thường dùng để đề cao vai trò nữ giới nhưng vô hình trung lại “khóa trái” họ trong cửa gia đình, của sự tận tụy, hi sinh…
tin liên quan
Trai Việt cứ đánh đập, trách sao phụ nữ quay sang 'mê đắm' đàn ông TâyMột đoạn clip khiến mọi người phẫn nộ: hai anh trai Việt to cao va chạm quyết liệt một anh Tây xịt máu mũi ngay giữa Hà Nội. Kết quả cả hai bị khởi tố. Chuyện đánh đấm không bàn, nhưng hai anh trai kia đánh luôn cô gái Việt thì anh Tây mới quyết xông vào để bảo vệ cô gái.
Bình luận (0)