- Đối với Việt kiều thì thủ tục thoáng hơn rất nhiều. Cụ thể, những người còn quốc tịch VN (vẫn là công dân VN) hoặc những người gốc VN (không còn quốc tịch VN) nhưng thuộc các đối tượng về đầu tư trực tiếp tại VN theo pháp luật đầu tư, đã kết hôn với công dân VN ở trong nước, người có công với đất nước, người có trình độ từ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội... có quyền sở hữu nhà ở tại VN như công dân VN ở trong nước, có quyền sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng. Đặc biệt, những người gốc VN không thuộc đối tượng nêu trên mà được phép cư trú tại VN từ sáu tháng trở lên hoặc được cấp giấy miễn thị thực có quyền sở hữu một nhà ở tại VN.
Người nước ngoài muốn mua nhà phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu. Tùy trường hợp phải xuất trình các giấy tờ chứng minh, nếu là nhà đầu tư thì phải có tên trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương ứng với giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp. Nếu là người kết hôn với công dân VN thì phải có giấy đăng ký kết hôn kèm theo hộ chiếu VN hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của một bên là công dân VN. Nếu là người nước ngoài có công với đất nước VN thì phải có huân chương hoặc huy chương do Chủ tịch nước trao tặng. Cá nhân nước ngoài thường trú tại VN từ 12 tháng trở lên là đủ điều kiện mua nhà ở VN.
* Thưa ông, con cháu của người gốc VN ở nước ngoài nhưng ông bà, bố mẹ đã mất và hiện họ không có giấy tờ gì của tổ chức nào ở VN thì có được mua nhà ở VN?
- Những trường hợp này, để chứng minh là người gốc VN chỉ cần giấy căn cước, chứng minh nhân dân của ông bà, bố mẹ. Nếu mất những giấy tờ đó thì phải được cơ quan ngoại giao của VN tại nước hoặc vùng lãnh thổ đó chứng nhận hay xác nhận. Việc người gốc VN chứng minh là người VN không khó, chỉ cần hai người hàng xóm hoặc anh em họ hàng xác nhận là người VN và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại VN.
* Trường hợp Việt kiều mua nhà ở VN nhưng đã nhờ người thân đứng tên, nay họ muốn đứng tên chủ sở hữu thì làm thế nào?
- Khi chính sách có hiệu lực thi hành, những người này và người được nhờ đứng tên đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục sang tên theo nhiều hình thức như bán, tặng, cho… như những cá nhân là người VN ở trong nước. Theo ước tính của Bộ Xây dựng, hiện nay khoảng 21.000 người nước ngoài và 100.000 Việt kiều có nhu cầu sở hữu nhà ở tại VN.
Chuyển tiền không khó Một lãnh đạo ngân hàng cho biết ngân hàng trong nước khó có thể cho Việt kiều vay tiền để mua nhà ở VN, vì họ không có việc làm và thu nhập tại VN. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc mua nhà tại VN vì Việt kiều có thói quen dùng tiền tích lũy, tiết kiệm để mua nhà, ít dùng tiền vay. Đây cũng là một thuận lợi vì khoản tích lũy của người Việt khá nhiều ở dạng tiền mặt và việc thanh toán tiền mua tại VN chỉ yêu cầu tiền hợp pháp, chứ không đòi hỏi phải chứng minh nguồn gốc tiền mua nhà. Về thủ tục chuyển tiền về nước, theo nhiều ngân hàng thì rất thuận lợi. Nếu Việt kiều có tiền trên tài khoản ở nước ngoài có thể về VN rút ra, hoặc ở nước ngoài chuyển về cho người thân trong nước nhận giúp thông qua tài khoản hoặc chi trả kiều hối, mức phí không đáng kể. Trường hợp Việt kiều mang tiền mặt khi về nước thì ở đầu vào, tức phía VN, cũng rất dễ dàng. Hiện chính sách quản lý ngoại hối của VN tạo điều kiện cho cá nhân chuyển tiền vào VN, chỉ cần người đó khai báo hải quan số lượng ngoại tệ mang vào. Việc khai báo này chủ yếu giúp cá nhân đó có cơ sở để gửi tiền vào ngân hàng hoặc mang trở ra khi xuất cảnh khỏi VN. Ví dụ khi nhập cảnh khai báo mang vào 100.000 USD, khi xuất cảnh về nước đem ra 15.000 USD thì phải có giấy này để biết rằng số ngoại tệ đó do cá nhân mang vào trước đó. T.Sơn |
Đỗ Hữu Lực / Báo Tuổi Trẻ
Bình luận (0)