Những gợi ý sau từ các chuyên gia có thể giúp đẩy nhanh kỹ năng nói của trẻ.
Nói nhiều: Nếu nhà ít người, bạn phải có trách nhiệm hướng dẫn trẻ tập nói. Đừng ngại nói chuyện với trẻ ở độ tuổi chập chững chỉ vì nghĩ rằng trẻ sẽ không hiểu những gì bạn nói. Nói chuyện với trẻ thường xuyên và khuyến khích trẻ trả lời.
Tường thuật: Nếu bạn cảm thấy bối rối không biết nói gì với trẻ, cách tốt nhất là tường thuật bất cứ điều gì bạn đang làm. Ví dụ, bạn có thể nói “mẹ đang rửa chén và sẽ chơi với con sau”. Cùng với việc tường thuật những điều bạn đang làm, nên khuyến khích trẻ lặp lại bất kỳ từ nào trong câu chuyện đó.
Hát: Cách đơn giản nhất để phát triển kỹ năng nói ở trẻ là hát cho trẻ nghe. Cần phải làm điều này một cách kiên trì và đều đặn, chứ không phải chỉ hát khi nào bạn thích. Trẻ sẽ khiến bạn ngạc nhiên bằng cách lặp lại các từ trong bài hát chỉ trong một thời gian ngắn.
Lắng nghe: Điều này rất quan trọng. Cố gắng nhận ra những âm thanh trẻ đang cố gắng phát ra. Chẳng hạn nếu trẻ phát âm “m”, bạn có thể nói rõ hơn là mẹ. Cách này sẽ dễ dàng hơn việc bạn buộc trẻ lặp lại những gì bạn đang dạy trẻ.
Không nói giọng trớt: Sử dụng những từ thích hợp với cách phát âm chính xác là rất quan trọng trong việc phát triển lời nói của trẻ. Nếu không, trẻ sẽ không hiểu được từ chính xác và sẽ không cố gắng nói đúng.
Giao tiếp: Cho trẻ ra ngoài chơi với trẻ con hàng xóm ở mọi lứa tuổi. Gặp gỡ các trẻ khác chắc chắn sẽ khuyến khích trẻ nói chuyện.
Mô tả mọi thứ: Cố gắng giải thích tất cả những gì xung quanh trẻ. Ví dụ, thay vì giới thiệu một cây bút đơn giản với tên gọi của nó, cố gắng giải thích rõ như: “Đây là một cây bút và chúng ta sẽ dùng nó để viết”. Điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển lời nói ở trẻ nhỏ khi trẻ được nghe nhiều từ hơn.
Nhất Linh
>> Trẻ biết nói sớm kiểm soát cơn giận tốt
>> Biết kết bạn trước khi biết nói
>> Trẻ kết bạn trước khi biết nói
>> Cháu bé biết nói từ 2 tháng tuổi
>> Biết nói nhờ vẹt
Bình luận (0)