Danh họa Pablo Picasso sáng tạo một số mẫu đầu tiên về nghệ thuật lắp ghép này, kể từ năm 1912 đến 1914. Tác phẩm nổi tiếng và mang tính cách mạng nhất của ông là một cây đàn guitar bằng giấy vào cuối năm 1912, trong đó cho thấy các quy tắc về cách ứng dụng không gian ba chiều trong nghệ thuật lắp ghép.
Vài tác phẩm của nghệ sĩ Carolyn Jarrett Elam, kết hợp từ đồ chơi, đồng xu và vật dụng trong cửa hàng đồ cổ của cô |
gaslampantiques.com |
Kế tục Pablo Picasso là Marcel Duchamp và những nghệ sĩ khác ở Paris như Vladimir Tatlin, Elsa von Freytag-Loringhoven, Alexander Calder, Jose De Creeft… đã sáng tạo nhiều bức tranh lắp ghép bằng những vật dụng tìm thấy, trong đó có cả phế liệu kim loại và dây điện.
Ở Hoa Kỳ, nữ điêu khắc gia Louise Nevelson đã tạo ra các tác phẩm từ những mảnh gỗ từ cuối những năm 1930, tuy nhiên, thuật ngữ “Nghệ thuật lắp ghép” (Assemblage art) với định nghĩa đầy đủ thì khởi nguồn từ những năm 1950, khi Jean Dubuffet, một hoạ sĩ và nhà điêu khắc Pháp, đã tạo ra hàng loạt các bức ảnh ghép cánh bướm, mà ông đặt nhan đề là assemblages d'empreintes.
Vật liệu để sáng tạo tác phẩm lắp ghép rất đa dạng, từ những đồ vật như tre, dây, giấy kraft cho tới điện thoại, máy khâu, ghế sofa, đàn piano, kể cả các bản nhạc, sách nhạc và nhạc cụ, có nghệ sĩ còn sáng tạo bộ xương với đôi cánh bằng chất nhầy…
Nói cách khác, bằng bất cứ vật liệu gì, cho dù là những mảnh vỡ tự nhiên hay những vật sản xuất không định hình, không nhằm mục đích làm vật liệu nghệ thuật, vẫn có thể sử dụng để tạo ra những tác phẩm lắp ghép độc đáo, với trình độ thẩm mỹ cao và theo trường phái nghệ thuật nào đó.
Từ cá lồng đèn, đồ chơi tâm linh đến chân dung người
Năm 2018, Andy Saczynski, một nghệ sĩ theo trường phái lập thể, nghệ thuật dân gian và nghệ thuật ngoại lai, đã sáng tạo nhiều tác phẩm lắp ghép từ sơn nhà, gỗ, đồ vật tìm thấy và nhạc cụ tái chế. Một tác phẩm đáng chú ý của anh là cá lồng đèn (anglerfish), làm bằng một bóng đèn chức năng, kết hợp nhiều lớp gỗ và nước sơn.
Tác phẩm Junkyard Dogs của Lisa Rupp |
flickr.com |
Tác phẩm của Juliana Bone (trái) và tác phẩm của Foxborough Art Pass |
pinterest.com, foxboroughartpass.com |
Theo National Geographic, cá lồng đèn có thể là loài động vật xấu xí nhất hành tinh, sống ở nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất, đó là đáy biển, nơi không ánh sáng”. Thế nhưng qua tài nghệ của Andy thì tác phẩm này khá lạ mắt, đẹp, không gây ấn tượng tiêu cực.
Năm 2020 nghệ sĩ Carolyn Jarrett Elam, một chủ cửa hàng đồ cổ, đã giới thiệu đến công chúng những tác phẩm lạ mắt, đó là sự kết hợp những đồ chơi, đồng xu và vật dụng trong cửa hàng đồ cổ - vốn dĩ không mang yếu tố tâm linh, song bằng cách sắp đặt cẩn thận, nghệ sĩ đã biến chúng giống như những lá bùa hộ mệnh, những vật thờ cúng trong văn hóa đại chúng.
Qua nhiều năm, Elam đã tích lũy được một kho đồ sưu tập và đồ chơi nhỏ để tạo ra những tác phẩm lắp ghép ba chiều, đôi khi trông ngộ nghĩnh, chẳng hạn như một con búp bê nhựa đội mũ kim loại. “Tôi luôn thích những thứ nhỏ bé kỳ quặc” - cô nói: “Tôi chỉ nhặt được chúng trên đường đi nhờ kinh doanh đồ cổ quá lâu”.
Đến năm 2022, đạo diễn Jacob Cooney giới thiệu bộ phim Junkyard Dogs đến công chúng, có thể lấy cảm hứng từ tác phẩm cùng tên của nghệ sĩ Lisa Rupp – những con chó làm từ đồng nát.
Tác phẩm nghệ thuật của Dianne Hoffman |
diannehoffman.wixsite.com |
Nhìn chung, không chỉ danh họa Pablo Picasso, trong những năm đầu thế kỷ 21, nghệ thuật lắp ghép sản sinh nhiều nghệ sĩ tài năng, chẳng hạn như Dianne Hoffman, một chuyên gia về vật liệu truyền thông hỗn hợp và các vật dụng tái chế; Juliana Bone và Foxborough Art Pass thì tuyệt mỹ với những đồ vật bình thường trong cuộc sống, có thể hóa thành chân dung của những nhân vật nổi tiếng một cách khác lạ, đầy ấn tượng.
Bình luận (0)