• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Dạo hồ trên núi với “tiểu Hạ Long phương Nam”

18/07/2016 08:09 GMT+7

Lâu lắm mới trở lại núi Bửu Long. Cảnh vật nơi đây không thay đổi nhiều lắm, nhưng vẫn khiến cho tôi một cảm giác thú vị. Những cảnh núi, hồ được ví von là tiểu Hạ Long phương Nam này, mấy ai nghĩ rằng nó vốn dĩ là nơi khai thác đá mà thành!

Bài và ảnh: Thanh Lê

 

IMG 6000

 

Đây cũng là phim trường lộ thiên từng rất được ưa chuộng của nhiều đoàn làm phim truyền hình cho đến cải lương, các video clip ca nhạc… vì những góc cảnh rất ăn ảnh khi lên hình.

 

Nước hồ xanh xanh

Hồ Long Ẩn – núi Bửu Long trước kia là một mỏ đá. Nguyên nhân từ thời xa xưa, người dân làng Bửu Long đã có nghề điêu khắc đá lâu đời với nguồn nguyên liệu là loại đá xanh khai thác ngay tại núi Bửu Long. Có nhiều nhận định nghề điêu khắc đá ở Bửu Long sở dĩ nổi trội hơn những nơi khác đó là nhờ vào loại đá xanh đặc biệt lấy từ núi. Chất đá mịn, cứng, không có hoa văn và không bị ố màu theo thời gian. Đã có thời cực thịnh, toàn bộ dân làng Bửu Long đều theo nghề đá. Nhà nhà, người người cùng làm đá, khắp vùng Bửu Long rộn ràng trong tiếng đục đẽo ngày đêm.

 

IMG 6002

Hồ Long Ẩn – núi Bửu Long được ví von là "tiểu Hạ Long phương Nam"

 

Nhưng từ năm 1990 khi khu du lịch Bửu Long được công nhận là danh lam thắng cảnh và đến năm 1996 thành phố Biên Hòa chính thức ban hành quyết định cấm khai thác đá ở hồ Long Ẩn thì nghề đá ở Bửu Long chính thức lụi tàn. Cũng từ đó người dân Bửu Long bắt đầu tập tành làm du lịch. Những quán nước mía, nước dừa, nước ngọt được dựng lên. Những đôi tay chai sần, to bè vốn cầm búa, cầm đục giờ bắt đầu tập quen với việc bưng bê, lau ghế, dọn bàn.

 

IMG 6033

 

Tôi vẫn nhớ ngày đó hàng quán ở Bửu Long cũng không nhiều lắm, người dân làng đá đi làm du lịch để mưu sinh, vốn bản tính hiền lành nên không có cảnh chặt chém hét giá trên trời với du khách phương xa. Mỏ đá ngày xưa trải qua bao mùa nắng mưa giờ trở thành hồ nước trong xanh như ngọc, những mỏm đá cheo leo bị phong hóa thành đủ hình thù, soi mình vào lòng hồ càng khiến người ta liên tưởng đến một chốn bồng lai. Tuy nhiên vì là hố đá nên mực nước rất sâu và lạnh, đã có vô số những câu chuyện thương tâm do các bạn sinh viên, học sinh tự ý xuống tắm dưới hồ.

 

Bửu long ngày cũ

Tôi đến Bửu Long lần đầu tiên khoảng hơn hai mươi năm về trước. Trong những năm đầu của thập niên 90, địa điểm vui chơi dành cho giới trẻ Sài Gòn không nhiều, gần thì đến Văn Thánh, Thanh Đa. Nếu chịu đi xa thì có Bửu Long, Con Nai Vàng và vườn cây Lái Thiêu là những lựa chọn được ưu tiên nhất. Thật ra trong phạm vi thành phố thời kỳ đó vẫn có: hồ Kỳ Hòa, Đầm Sen, Sở Thú nhưng những địa điểm này chủ yếu dành cho gia đình dẫn trẻ em đi chơi cuối tuần nên các cặp đôi không thích đến đây vì thiếu không gian riêng tư.

 

IMG 6160

 

 Hồi đó chỉ cần có một chiếc Cub là đủ ngon lành rồi, sang hơn thì chạy “giấc mơ” Dream là có thể mát mặt đi cắm trại với bạn bè. Tôi không hiểu vì sao ngày càng cũ, cuộc sống người ta càng giản dị. Tuổi trẻ những năm 80 - 90 theo quan sát của tôi thì hồn nhiên và vô tư hơn bây giờ rất nhiều. Trên đường từ Sài Gòn ra Biên Hòa khi đó ta dễ dàng bắt gặp từng tốp bạn trẻ vừa nói cười vừa đạp xe không biết mệt.

Lưng áo ướt đẫm mồ hôi, các bạn sinh viên mang theo đàn, những bịch trái cây to, bánh mì… và lúc nào cũng ríu rít trên con đường dẫn ra ngoại ô. Bửu Long hồi đó cũng đơn sơn và chất phát lắm, so với những điểm dã ngoại khác thì Bửu Long không có vườn cây xanh, hoa trái xum xuê mà chỉ có hồ Long Ẩn để “đạp vịt” loanh quanh. Hồi đó tôi còn nhỏ, nghe nói đạp vịt là đủ thích mê mẩn. Hình như không chỉ mình tôi mà tất cả mọi đứa trẻ cùng thời đều thích được leo lên cái con vịt to to có thể nổi bồng bềnh lướt nhẹ trên hồ này.

 

IMG 6012

 

Gọi là đạp vịt nhưng tạo hình của chiếc thuyền thường không phải là con vịt. Tất cả đều là hình thiên nga với chiếc cổ dài, đầu đội vương miện lấy hình tượng từ các bộ phim hoạt hình Liên Xô và chất liệu làm bằng tôn. Người chơi đạp vịt sẽ ngồi vào trong lòng thuyền và đạp vào cái bàn đạp nối với bánh xe chân vịt dưới nước để thuyền chạy tới. Tôi khi đó vẫn còn nhỏ xíu, chân không đủ dài để đạp nên chỉ cần ngồi tận hưởng khung cảnh xung quanh.

Thật tình mà nói thì cảm nhận của tôi vào lúc đó là Bửu Long rất buồn chán, chỉ có một cái hồ nước thiên nhiên, không được đầu tư gì nhiều và hoàn toàn không có các trò chơi dành cho thiếu nhi. Giữa hồ nước sâu người ta còn dựng hình một con rồng bằng xi măng há to miệng bám vào vách đá, những tảng đá rũ đầy cỏ gai, xung quanh bốn bề hoang vu khiến tôi luôn có cảm giác rờn rợn trong người khi đi dạo quanh đây.

 

Triền đồi hoa xuyến chi

Tôi trở lại Bửu Long sau hơn hai mươi năm và thấy mọi thứ đã rất khác. Cổng chào, đường sá, tiện nghi khang trang hơn. Những nhà hàng, khách sạn sang trọng được xây nên để đuổi kịp nhu cầu du lịch thư giãn của mọi người dân. Ngồi từ trong nhà hàng trồng đầy hoa kiểng đủ màu rực rỡ, nhìn xuống hồ Long Ẩn ngay ở dưới chân thấy Bửu Long giờ khác và đẹp hơn. Duy có một thứ không thay đổi khiến tôi phải lục lọi lại ký ức một lần nữa. Đó là những triền đồi mọc đầy hoa xuyến chi và những bụi cỏ tranh lơ thơ rũ xuống từ vách đá cheo leo.

Cái tên hoa xuyến chi bước ra từ một vở kịch, nó đi theo thế hệ chúng tôi cho đến mãi tận bây giờ. Một vở kịch buồn với một cái kết không có hậu, nó làm cho người ta mặc nhiên định hình bông hoa không mang đến điềm tốt lành nên cũng không ai muốn tặng nhau một cành hoa xuyến chi. Hoa xuyến chi thật ra là hoa cúc dại, trổ nhiều vào tháng Ba đến tháng Năm, khi mùa mưa đến thì hoa vãng dần rồi biến mất vào những cơn mưa mùa hạ. Tôi thích hoa xuyến chi đầu tiên là vì cái tên của nó, “xao xuyến trong lòng làm chi?”. Rồi kế đến là màu hoa và cuối cùng là kỷ niệm ba tháng quân trường.

Nơi tôi đóng quân trước kia là một vùng mênh mông cỏ cháy, tháng Ba đến tháng Tư không có một giọt mưa nên cũng không có cây gì mọc lên. Chỉ có hoa cỏ may, hoa xuyến chi là nhiều vô số kể. Những buổi trưa sau giờ nghỉ, hành quân ra thao trường nắng chiếu lên những cánh đồng hoa vàng rực một vẻ đẹp lạ kỳ. Hoa cỏ may hòa với nắng, còn hoa xuyến chi thì lấp lánh trong cái nắng gay gắt của tháng ba đổ lửa. Giữa đồng vắng mênh mông, đất cằn khô mà có loài hoa mọc, dẫu là hoa dại bên đường cũng đủ làm xao xuyến lòng trai.

Những khi ngồi nghỉ chân, tôi hay huơ tay hái những cánh hoa xuyến chi xung quanh rồi bó thành một bó nhỏ. Màu hoa trắng tinh, sáng ngời trên đôi bàn tay trầy xước và lấm lem. Nhìn bó hoa, thấy giống bó hoa cưới, tôi thường cười và nhớ về thành phố, nhớ về quãng đời học sinh chỉ mới vừa trôi qua. Tôi hay tìm những bông hoa xuyến chi có sáu cánh vì tin rằng nó sẽ mang đến điều may mắn. Đóa hoa sáu cánh tức là không có cánh nào lẻ loi, tất cả cánh hoa sẽ thành cặp đôi nên người hái hoa cũng sẽ có đôi...


 

Top
Top