Đào tạo đưa đến tài năng

20/08/2009 23:53 GMT+7

Ba học sinh Việt Nam đoạt giải nhất tại cuộc thi m nhạc quốc tế Jakarta lần thứ 3 đều có một điểm chung là không xuất thân từ "con nhà nòi"...

10 tuổi, cậu bé Trần Quang Duy được nhận thẳng vào Nhạc viện Hà Nội. Trong gia đình, không ai theo nghề âm nhạc, và bản thân Duy cũng chưa từng học violon trước đó. Các thầy cô giáo ở nhạc viện đã "chấm" cậu chỉ qua một cuộc tuyển sinh năng khiếu tổ chức tại Quảng Ninh, nơi Duy đang sống cùng cha mẹ. Năm 2007, ở tuổi 20, Duy đoạt giải nhất violon quốc gia trong cuộc thi Concours mùa thu. Hai năm sau, Duy đoạt giải nhất violon (bảng trên 18 tuổi) tại cuộc thi m nhạc quốc tế Jakarta lần 3.

Cũng tại cuộc thi trên, đoàn học sinh VN giành được 4 giải nhất (ngoài ba học sinh được đề cập trong bài viết này, còn có em Hoàng  Hồì Khánh Vân đoạt giải nhất violon lứa tuổi dưới 13 mà Thanh Niên đã có bài viết - PV), 1 giải nhì và 2 giải ba. Về kết quả này, GS-TS, Nghệ sĩ Ưu tú Ngô Văn Thành, thành viên ban giám khảo cuộc thi đánh giá: Trình độ đào tạo âm nhạc của Việt Nam đã có một thương hiệu lớn trong khu vực, với một thế hệ tài năng trẻ được đào tạo cơ bản đúng hướng và hiệu quả. Ông cho biết: "Các bạn Đông Nam Á, khi nhìn vào hệ thống đào tạo của chúng ta (có hàng ngàn cháu được học trong trường nhạc nhà nước) đều khâm phục, vì ở nước họ hầu hết là trường nhạc tư".

Tâm sự với Thanh Niên, Duy khiêm tốn nói rằng, hai giải nhất âm nhạc trong nước và quốc tế mà em đoạt được trong 3 năm qua, phần lớn do công sức của GS-TS Ngô Văn Thành, Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, là người trực tiếp dạy em trong 12 năm qua. Còn 1 năm nữa, Duy sẽ tốt nghiệp đại học và có ý định thi tiếp cao học.

"Đây là lần đầu tôi dẫn một đoàn học sinh có số lượng đông như vậy của Nhạc viện Hà Nội đi thi, đại diện cho mọi lứa tuổi. Có thể nói, đoàn Việt Nam là một đoàn mạnh và đã giành được nhiều giải nhất trong cuộc thi có 12 nước tham dự. Nhưng đây chỉ mới là kỳ thi cho lứa trẻ, và Nhạc viện Hà Nội hy vọng các cháu tiếp tục cố gắng vươn lên để khẳng định tài năng. Chúng tôi đang hướng tới các cuộc thi lớn hơn, có yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn".

GS-TS, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà

Tương tự, Đỗ Hoàng Linh Chi (12 tuổi, ở phố Trần Khánh Dư, Hà Nội), giải nhất piano cuộc thi m nhạc quốc tế Jakarta (bảng dưới 13 tuổi), cũng sinh trưởng trong một gia đình không hoạt động âm nhạc. 6 tuổi, Linh Chi đã theo học piano và là học trò cưng của GS-TS, Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà tại Nhạc viện Hà Nội. 10 tuổi, Linh Chi đã đoạt giải nhất cuộc thi m nhạc quốc gia Concours mùa thu 2007 (bảng 10-15 tuổi). Tại cuộc thi ở Indonesia vừa qua, Linh Chi phải cọ xát với nhiều thí sinh giỏi của nước bạn (từng đoạt giải ở Pháp, Đức) và em đã cùng đoạt giải nhất với một bạn Trung Quốc.

Giống như Quang Duy và Linh Chi, Nguyễn Thiện Minh (16 tuổi, ở phố Nguyễn Ngọc Nại, Hà Nội), một học sinh chuyên toán, sinh ra trong gia đình không có người làm âm nhạc. Dù được giải về đàn organ từ nhỏ (7 tuổi đoạt huy chương bạc đàn organ Casio cuộc thi các tỉnh phía Bắc), nhưng Nguyễn Thiện Minh lại say mê violon và đòi bố cho theo học nhạc cụ này. Thiện Minh được Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Châu Sơn, Chủ nhiệm khoa Đàn dây - Nhạc viện Hà Nội trực tiếp dạy. Năm 2007, Thiện Minh đoạt giải nhất cuộc thi m nhạc quốc gia Concours mùa thu và vừa qua, đoạt giải nhất violon tại cuộc thi m nhạc quốc tế Jakarta lần 3.

Trở về nhà, Thiện Minh khoe với bố: "Con ở bảng thi đông nhất của cuộc thi, và con đã cố gắng để đoạt giải nhất". Thầy Nguyễn Châu Sơn nói ngắn gọn: "Tại cuộc thi này, hai em Trần Quang Duy và Nguyễn Thiện Minh đã đạt kết quả rất xuất sắc. Tại từng bảng thi khó khăn của mình, hai em đều là giải nhất duy nhất, các bạn nước ngoài đều xếp giải thấp hơn". Trao đổi với Thanh Niên, GS-TS Ngô Văn Thành chia sẻ: "Nếu Nhà nước không có chương trình đầu tư, hỗ trợ để đào tạo học sinh hệ piano và violon tại nhạc viện tới 14-15 năm như đã làm, thì chắc chắn chúng ta không thể có được các tài năng âm nhạc như hôm nay".

Việt Chiến

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.