Đất Mỹ là 'tử địa' của smartphone Trung Quốc

23/10/2015 11:11 GMT+7

(TNO) Chỉ cần nhìn vào bảng xếp hạng 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới hiện nay do IDC công bố, với 3 trên 5 cái tên đều tới từ Trung Quốc bao gồm Huawei, Xiaomi và Lenovo, có thể thấy, các nhà sản xuất Trung Quốc đang trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất trên thị trường di động.

(TNO) Chỉ cần nhìn vào bảng xếp hạng 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới hiện nay do IDC công bố, với 3 trên 5 cái tên đều tới từ Trung Quốc bao gồm Huawei, Xiaomi và Lenovo, có thể thấy, các nhà sản xuất Trung Quốc đang trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất trên thị trường di động.

Thế nhưng, trong thời gian gần đây, có vẻ như yếu tố đầu tiên - thị trường Trung Quốc, lại đang trở thành gánh nặng cho các nhà sản xuất nước này. Báo cáo trong nửa đầu năm 2015 đã chỉ ra rằng, lượng smartphone được vận chuyển tại Trung Quốc giảm khoảng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này đồng nghĩa, thị trường di động tại Trung Quốc đã quá no nê và dần chuyển sang trạng thái bão hòa, không còn đất diễn cho các nhà sản xuất nội địa. Nói cách khác, các thương hiệu smartphone Trung Quốc buộc phải tìm đến các thị trường mới, và một trong số đó là sân chơi tại Mỹ.

 Những rào cản về pháp lý
Mục tiêu của Xiaomi cũng như rất nhiều nhà sản xuất là chen chân vào thị trường Mỹ - Ảnh Reuter
Dù luôn cố gắng thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng phần lớn các nhà sản xuất Trung Quốc đều gặp phải trở ngại về pháp lý. Đầu tiên là với vấn đề bằng sáng chế.

Do đó, khi bắt đầu cuộc chơi tại đất Mỹ, rất nhiều thương hiệu Trung Quốc đã phải liên tục đau đầu, khi đụng vào đâu là đầy rẫy những kiện tụng, hoặc thậm chí, là xin dừng cuộc chơi sớm. Minh chứng rõ ràng nhất là khi nhà sản xuất Xiaomi tính đem chiếc Mi 4 thâm nhập thị trường Mỹ, Xiaomi đã phải thay đổi phần lớn thiết kế cũng như tên gọi của sản phẩm này là Mi 4i.

Ngoài ra, yếu tố bảo mật trên các smartphone Trung Quốc cũng được xem là vấn đề khiến người dùng Mỹ phải đắn đo cân nhắc. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người dùng, kể cả sinh sống và làm việc tại châu Á cũng đều có một định kiến rằng, smartphone Trung Quốc không hề an toàn như vẻ ngoài hào nhoáng của nó.

Thêm vào đó, một vấn đề cũng khiến các nhà sản xuất Trung Quốc khó lòng thực hiện được kế hoạch thâm nhập vào thị trường Mỹ, đó là việc rất ít nhà mạng chấp nhận hỗ trợ các sản phẩm này. Bởi thói quen mua hàng qua nhà mạng đã ăn sâu vào đại bộ phận người tiêu dùng Mỹ. Do đó, nếu không có nhà mạng hỗ trợ, smartphone Trung Quốc hầu như chẳng thể có cơ hội đến tay người dùng.

Thương hiệu smartphone Trung Quốc đã làm gì?
Mẫu Nexus 6P là nỗ lực mới nhất của Huawei và Google - Ảnh: Google
Tương tự như người dùng tại châu Á và các thị trường di động mới nổi, giá bán cũng là vấn đề đáng lưu tâm với người Mỹ. Thế nhưng, một sản phẩm giá rẻ, hoặc quá rẻ lại khiến người dùng nước này cảm thấy lo lắng hơn cả. Bởi một chiếc smartphone có giá thành quá rẻ đồng nghĩa với việc chất lượng gia công không đảm bảo, hoặc hàm lượng chất xám không cao.

Nhìn nhận được vấn đề trên, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp để lấy lòng người tiêu dùng Mỹ như: đổi tên sản phẩm cho thật Tây, gắn liền các thương hiệu smartphone với các chuỗi nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn nổi tiếng, và cao tay hơn là việc hợp tác với các công ty công nghệ Mỹ chính thống.

Tiêu biểu nhất là việc nhà sản xuất Huawei đã cộng tác cùng Google trong việc tung ra chiếc smartphone Nexus 6P trong năm nay. Và điều này đã phần nào đem lại hiệu quả cho thương hiệu Trung Quốc, giúp người dùng dễ dàng đón nhận các sản phẩm từ Huawei nhiều hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.